Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Kính Thông Báo về việc ký tên Thỉnh Nguyện Thư Chống Bô Xít Tây Nguyên
Kính thưa quý vị và các bạn,
Chúng tôi nhận đầy đủ tất cả chữ ký mà các quý vị và bạn gửi đến chúng tôi, từ khắp mọi nơi như Hoà Lan, Úc, Bỉ, Việt Nam (Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá, Đà Nẳng…) Chúng tôi sẽ cập nhật danh sách hằng tuần vào ngày Thứ Nǎm trên blog quandiemvietnam, nhưng chỉ với những phần nhỏ các chi tiết quý vị gửi đến chúng tôi để giữ thật an toàn cho mọi người. Ngay cả một số đông quý vị gửi email cho chúng tôi viettrade.net@gmail.com, chúng tôi đều nhận được. Càng có nhiều chữ ký, Thỉnh Nguyện Thư của chúng ta dễ đạt hiệu quả và tạo niềm tin vào sự giúp đỡ của quốc tế. Chúng tôi không bao giờ trả lời các email đến từ Việt Nam vì nội dung các email có thể bị người lạ mở xem. Như quý vị và các bạn biết, chúng ta sẽ chấm dứt thu nhận chữ ký vào đêm 31/12/2010. Xin quý vị chuyển thông tin này đến mọi nơi để mọi người cùng biết và ký tên trên vǎn kiện lịch sử Việt Nam của thế kỷ này. Tất cả danh sách sẽ chỉ được công bố khi nào thuận tiện nhất. Chúng tôi sẽ công bố bản dự thảo Thỉnh Nguyện Thư bằng Việt ngữ trong thời gian sắp tới.
Trân trọng,
13/11/2010 Quan Điểm Việt Nam 2011

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Vỡ đê bao, hơn 100 hộ dân khốn đốn

Chiều 5/11, triều cường dâng cao kết hợp với mưa to khiến đoạn bờ bao Rạch Cầu Quán (Khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) bị vỡ. Nước tràn vào nhà cả trăm hộ dân ngập sâu hơn 1m.



Chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút nước đã tràn ào ào vào nhà dân khiến nhiều người dân không kịp trở tay, nhiều vật dụng đồ đạc như: máy lạnh, TV...hư hỏng nặng, nhiều thứ trôi lềnh bềnh theo con nước.
"Tôi đang chuẩn bị dọn cơm để cùng ăn với gia đình thì nước ập tới, thức ăn chưa kịp dọn ra bàn bị cuốn theo dòng nước", anh Quang, một người dân (tổ 49, khu phố 8) cho biết.
Theo người dân, đoạn bờ bao được đúc bằng xi măng cốt thép dài 12m, do không chịu nổi áp lực nước quá mạnh đã bị vỡ khiến nước mênh mông cả khu vực.

Đoạn đê bao bằng bê tông cũng không chịu nổi áp lực của nước. Ảnh: Vĩnh Phú.
Đến trưa 6/11, nhiều hộ gia đình nước vẫn ngập sâu. Hơn 20 ha hoa màu, mai kiểng bị chìm sâu trong biển nước. Tại chùa Thiên Quang, nước cũng làm hỏng nhiều đồ đạc, nhiều sách kinh phật bị ướt.
Theo ông Nguyễn Văn Ngà, cán bộ thủy lợi phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, đoạn đê bao được làm bằng sắt thép, xi măng nhưng áp lực nước quá mạnh nên đã đổ ập xuống. Trời thì tối mà mưa lại to nên việc khắc phục rất khó khăn.

Máy bơm công suất lớn được huy động bơm nước ra ngoài sông. Ảnh: Vĩnh Phú.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, công nhân xí nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi quận Thủ Đức phối hợp với lực lượng dân phòng phường Hiệp Bình Chánh đã dùng bao cát ra sức đắp lại đoạn đê bao bị vỡ.Đến trưa 6/11 nước vẫn ngập sâu 30-50 cm, cơ quan chức năng đã phải huy động máy bơm công suất lớn 800m3/h để bơm nước ra sông giải thoát cho dân.
Cùng thời điểm, triều cường dâng cao (1,49m) lại kết hợp với mưa lớn nhiều tuyến đường trên địa bàn TP HCM cũng bị ngập nặng gây ách tắc giao thông cục bộ nhiều giờ đồng hồ.
Vĩnh Phú

Bùn thải từ sự cố vỡ đập tiếp tục tràn ra sông suối

Gần một tuần sau sự cố vỡ đập ở Cao Bằng, bùn thải theo dòng nước tiếp tục tràn xuống hạ nguồn. Hàng trăm công nhân cùng nhiều máy xúc, xe tải được huy động múc dọn, song phải nhiều tháng nữa hậu quả mới được khắc phục.

Tại xã Duyệt Trung (thị xã Cao Bằng), Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng) đã huy động 200 công nhân tham gia nạo vét. Bốn máy xúc, 8 xe tải cũng được điều đến hiện trường, hàng chục mét khối đá dăm đã được dải lót.

Công nhân nạo vét bùn sau sự cố vỡ đập. Ảnh: Bằng Giang.

Tuy nhiên, hiện tại con suối của các xóm Nà Màn, Nà Kéo, Nà Cà, Nà Mạ, Nà Lũng, Nà Thỏ, Nà Đàm... lượng bùn được múc đi không đáng kể. Nước và bùn thải vẫn chảy về hạ nguồn rồi đổ ra sông Bằng, nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho cư dân ven sông.
Tại con suối Nà Chúa đổ ra sông Bằng, từng dòng bùn vẫn tiếp tục chảy. Theo dự kiến, phải mất nhiều tháng nữa hậu quả của sự cố mới được khắc phục.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cơn lũ bùn tối 5/11 đã tràn vào nhà và công trình phụ của 12 hộ dân, gây hại đến đất nông nghiệp của 45 hộ; vùi lấp 6 ha đất nông nghiệp, nhiều gia cầm, vật nuôi.
Hiện nay, Công ty khoáng sản luyện kim đã hỗ trợ tiền sinh hoạt tạm thời cho 4 hộ phải di dời, mỗi hộ một triệu đồng. Hai hộ bị nặng nhất là bà Mã Thị Bạch và Trương Thanh Phong, mỗi hộ được hỗ trợ 2 triệu đồng, Tập đoàn than khoáng VN (TKV) sản hỗ trợ 5 triệu đồng.





Bùn vẫn tiếp tục theo dòng suối chảy ra sông Bằng. Ảnh: Bằng Giang.
Với diện tích đất nông nghiệp bị bùn lấp, TKV sẽ cho phương tiện cơ giới xuống nạo vét.
Công ty khai thác và luyện kim Cao Bằng đang xin phép tỉnh cho xây dựng thêm đập số 5 với trị giá hơn 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND tỉnh Cao Bằng chưa phê duyệt vì báo cáo tác động môi trường chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
Bằng Giang

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010


Cập nhật chữ ký trên TNT Chống Khai Thác Bô xít Tây Nguyên
Note: 10/10/2010
(Tất cả email addresses của anh chị đều được lưu trữ, cũng như tên thật được sử dụng gửi đến BNG/HK. Hiện nay, tên của anh chị được giữ kín hoặc bỏ bớt)

1.      Dieuvang Houston tx, Thur 04/11/2010
2.      Lam Vu (USA) Nov 10, 2010 at 7:39 AM
3.      maybuko Tue, Nov 9, 2010 at 10:20 PM
4.      Tammy Vu Tran, Virginia USA 09/11/2010
5.      Giang Nguyen Mon 08/11/2010 10:44PM
6.      Minh Do, VN (Pittsburg, CA) 08/11/2010 10:00 pm
7.      TUAN PHAM, USA 08/11/2010 1:00pm
8.      Thehuong, Bỉ 08/11/2010 1:24pm
9.      (Nh. T.) Simpatico 08/11/2010 8:46 am
10.  Anh Le(Pháp) 08/11/2010 8:19am
11.  Long TA (Pháp) Mon, Nov 8, 2010 at 12:46 AM
12.  Bichlien Tranthi (VN) Sat, Nov 6, 2010 at 10:29 PM
13.  Dung Duong (USA) Sat, Nov 6, 2010 at 8:16 PM
14.  Nkieuhanh (USA) Sat, Nov 6, 2010 at 10:58 AM
15.  Phung Nguyen (USA) Sat, Nov 6, 2010 at 8:51 AM
16.  tien-tung (CHLB Đức) Sat, Nov 6, 2010 at 12:28 AM
17.  ngocquelee (Pháp) Fri, Nov 5, 2010 at 11:20 PM
18.  udduc (VN) Fri, Nov 5, 2010 at 10:55 PM
19.  pham xuyen (CA, USA) Fri, Nov 5, 2010 at 8:33 PM
20.  Vien V. (CA, USA) Fri, Nov 5, 2010 at 8:22 PM
21.  tn2ng (Houston, TX) Fri, Nov 5, 2010 at 5:50 PM
22.  pttran (Bỉ) Fri, Nov 5, 2010 at 4:51 PM
23.  Bích Khương, (Nghệ An, VN) Trung Tôn (Thanh Hóa, ,VN) Fri, Nov 5, 2010 at 4:13 PM
24.  Ngothidao (N. Carolina, USA) Fri, Nov 5, 2010 at 2:19 PM
25.  Tien Pham (USA) Fri, Nov 5, 2010 at 11:35 AM

Xin lưu ý các anh chị là thu thập chữ ký sẽ chấm dứt vào đêm giao thừa của Tết Dương lịch 31/12/2010 rạng sáng 01/01/2011 giờ California (Pacific Saving Time) 3:00 chiều Hà Nội ngày đầu nǎm 01/01/2011. Tất cả tên và địa chỉ email của anh chị em sẽ được in trong một tập sách lịch sử trên loại giấy tuyệt hảo được lưu trữ và chuyển đến BNG/HK.) Xin hãy Ký Tên Thỉnh Nguyện Thư chống khai thác bô xít Tây Nguyên trước ngày 01/01/2011, và xin vì Tây Nguyên, máu thịt của dân tộc ta.
Tổng cộng danh sách hiện nay 877 chữ ký

Người dân nói về bùn đỏ ở Cao Bằng

Sự cố bùn đỏ ở Hungary (hình tư liệu)
Sự cố bùn đỏ ở Hungary nhắc nhở tính rủi ro trong việc khai thác khoáng sản.
Báo trong nước đưa tin đại diện của Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) chính thức nhận trách nhiệm trong vụ lũ bùn đỏ ở Cao Bằng.
Ông Phùng Mạnh Đắc, Phó Tổng giám đốc TKV được báo Tuổi Trẻ trích lời nói rằng, “chúng tôi hỗ trợ tạm người dân bị thiệt hại từ 3 đến 6 triệu đồng mỗi hộ.”
Quan chức TKV coi sự cố tràn bùn ở Cao Bằng “không phải là vấn đề lớn, nghiêm trọng.”
“Chỉ có một vài vấn đề phải xử lý và đang được xử lý,” ông Đắc nói.
Tuy nhiên người địa phương có cái nhìn khác. Bà Lê Thị Oanh là người dân bị ảnh hưởng bởi lũ bùn đỏ trong mấy ngày qua ở xã Duyệt Trung, tỉnh Cao Bằng. Trao đổi với BBC Việt Ngữ hôm 8/11, bà nói tai nạn tràn bùn lần này là to lớn, hậu quả để lại lâu dài.
Lê Thị Oanh: Gia đình tôi bùn chỉ vào đến giếng và vườn thôi. Những gia đình khác bị bùn đỏ tràn vào nhà thì vất vả quá. Bây giờ đất không cào được ra, có chỗ bùn ngập trong nhà tới một mét. Gỡ ra khó lắm. Và không biết gỡ ra đưa về đâu. Cần phải giúp những người dân này, khắc phục sạch bùn cho họ . Có những hộ đến bây giờ chưa bước chân được vào nhà. Và cũng không làm cách nào để cào ra được. Làm thế nào để giúp những người khó khăn ấy thoát ra khỏi cái bùn. Bùn kinh khủng luôn.
BBC: Thưa bà bùn đỏ mùi gì, có độc hại không?
Lê Thị Oanh: Không có mùi gì nhưng nó keo kinh khủng luôn. Chân dính xuống kéo lên, lấy xà phòng rửa một nước không bao giờ sạch được.
BBC: Ví dụ bùn tràn vào vườn và giếng nước thì làm cách nào để làm sạch, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Bây giờ cũng chịu thôi. Công ty môi trường người ta không cho cào ra suối. Nhà tôi có suối đằng sau, nhưng họ nói là không được đổ ra suối, để nguyên để công ty luyện kim khắc phục hậu quả. Ở sau vườn nhà tôi có chỗ bùn ngập đến 1 mét. Hầu như nhà nào cũng vậy. Không biết đẩy đi đâu. Nói chung dân gặp khó khăn nhiều.
BBC: Bà nói đến cuộc sống của người dân gặp khó khăn trong những ngày qua, vậy khó khăn ở chỗ nào, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Thứ nhất là ruộng vườn không làm được gì cả. Có những người cấy xong rồi người ta bao quanh hết ruộng để trồng rau. Thế mà bây giờ nước bùn đỏ tràn vào nó kéo hết cả rau, cả những cái tường bao đi. Nói chung là họ thiệt hại nhiều. Cái vụ này nó sâu như thế, bùn ngập một mét thì làm thế nào để khác phục được.
BBC: Thế nơi ở của họ có bị ảnh hưởng không?
Lê Thị Oanh: Những nhà nào bùn tràn vào mình vận động họ tự khắc phục thì họ sẽ khắc phục. Không khắc phục được thì mình phải di dời họ ra đâu, chứ ở cạnh suối họ làm thế nào. Bùn đỏ quánh như bột vậy. Xong nó keo lại. Rửa khó lắm. Nó có hóa chất, người ta rửa quặng xong – đất rơi ra đó là bùn đấy ông ạ.
BBC: Nó có gì độc hại không, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Có chứ. Trước đây chỉ cần nước đục tràn vào ruộng lúa thôi, là coi như cây lúa không lên được. Trước đây có tình trạng tràn vào ô ruộng mà họ phải đền bù cho dân ba năm liền đấy. Chưa nói đến kiểu bùn đặc sệt như bùn hôm nay. Quá kinh khủng.
BBC: Tính ra bao nhiêu hộ bị ảnh hưởng thưa bà?
Lê Thị Oanh: Ô nhiều lắm. Tính ra cái xã Duyệt Trung bị ảnh hưởng gần hết, hai bên khe suối, ruộng, rồi nhà dân.
BBC: Nghe nói trước đây đã có vài lần nước màu đỏ tràn ra nhưng không nặng như bây giờ?
Lê Thị Oanh: Hàng năm mỗi dịp mưa nhiều, cái bãi quặng khi họ làm xong nhân đà mưa thì họ xả theo, thì nó ra bùn nhưng ra không đáng kể. Chỉ ngập đến mắt cá thôi nhưng rửa đã thấy khó khăn lắm rồi Bây giờ có chỗ sâu 1 mét, chỗ sâu hơn, trung bình thì 1 mét. Vậy phải chở đi đâu cho nó hết cái bùn đó.
BBC: Xí nghiệp khai thác khoáng sản Cao Bằng nói họ bồi thường cho dân mỗi hộ từ 3 đến 6 triệu đồng, như vậy có đủ không thưa bà?
Lê Thị Oanh: Biết thế nào cho đủ. Đối với những nhà phải bỏ của chạy lấy người, họ mất mát nhiều thứ lắm, gia súc gia cầm chẳng hạn. Ba triệu đồng chẳng thấm gì đối với gia đình người ta mất nhiều.
BBC: Vậy những gia đình sống gần chỗ rửa quặng của công ty luyện kim coi như chấp nhận cuộc sống trong đó tai họa lúc nào cũng rình rập?
Lê Thị Oanh: Vâng đúng rồi. Ngày xưa các ông còn vô trách nhiệm nữa cơ. Khi họp dân, các ông dặn rằng khi báo động nước to, nghe thấy tiếng “ào” là bà con phải chạy. Tôi ở ngay sát khu rửa quặng đây, nếu nước tràn lúc đêm hôm làm sao chúng tôi chạy được. Nghe không lọt lỗ tai ông ạ. Khi họp hành bọn tôi cũng nói nhiều. Kiểu ăn nói với dân như vậy là hơi vô trách nhiệm đấy. Đây này có thửa ruộng bùn ngập hàng mét ngay cạnh nhà tôi. Hai vợ chồng người chủ lấy máy bừa xăng để gỡ bùn đi, ba bốn ngày hôm nay, rồi cả người làm giúp thêm nữa mà vẫn không gạt hết bùn ra khỏi cái thửa ruộng ấy.

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Cập nhật danh sách thành phố, tiểu bang, nước ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư gửi BNG Hoa Kỳ

Kính:
Chắc chắn không ai trong chúng ta sẽ còn sống đến 100 nǎm sau vì dự án khai thác bô xít Tây Nguyên sẽ kéo dài đến 90-100 nǎm sau. Ngày ấy sẽ ra sao khi những ngọn đồi cao nguyên xanh mượt trở thành sa mạc hoang vu, những ngọn đồi xanh tươi biến mất, những thung lũng nước ngọt biến thành những hố tử thần, những cái gọi là bể chứa bùn đỏ bị vỡ ra nhiều lần và những loài thủy sản bé nhỏ, những con thú hiền hòa dễ thương biến mất trên vùng đất này không còn một dấu vết, những con chim không còn tiếng hót, và những đồi thông chập chùng xanh mùa Giáng Sinh giờ chỉ là huyền thoại. Nhiều ngàn triệu (tỷ) mét khối nước bùn đỏ chảy tràn lan trên mặt đất và người Tây Nguyên đã phải chạy trốn từ bỏ mãnh đất thân yêu của mình mà không được một chút xót thương. Họ biến thành những con thú hoang không có nơi sinh sống và trở thành những kẻ đói rét ngay chính trên mãnh đất họ sinh sống nhiều ngàn nǎm, những đứa trẻ trở thành quái thai, bệnh tật mà sự di cǎn truyền qua nhiều thế hệ. Trái lại, những cơ ngơi tòa nhà sừng sững giữa trời xanh của những kẻ lạ mặt giờ trở thành dinh Thống đốc cai trị Việt Nam và dưới chân các ngọn đồi phủ đầy làng mạc của kẻ lạ đến sinh sống và sinh con đẻ cái như chính trên quê hương của chúng. Bộ máy công an cộng sản VN trở nên tàn bạo và dã man hơn bao giờ dưới lịnh quan thầy và người dân ngụp lặn trong bùn lầy nhớp nhúa như những kẻ nô lệ. Nhưng có lẽ sự đau thương nhất là các thế hệ mai sau sẽ nguyền rủa chúng ta, oán hận chúng ta, thù ghét chúng ta vì chúng ta những con chim đang ung dung sống giữa bầu trời tự do đã không cất lên lời phản kháng ngay lúc này. Con cháu chúng ta sẽ cǎn cứ vào phản kháng của chúng ta hôm nay để chúng sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu của chúng bởi vì chúng không thể bắt đầu cuộc đấu tranh chống khai thác bô xít trong lúc bọn cộng sản Vn đồng ý bán nước và những con người chân chính khác thì cứ im lặng vì a dua hoặc vì sợ bị cộng sản đàn áp, và cuộc tranh đấu của chúng sẽ không có tính liên tục pháp lý.
Điều quan trọng nhất của chúng ta là hãy cất tiếng nói và hãy chung nhau góp sức để các tổ chức quốc tế hiểu biết giúp đỡ chúng ta bởi vì chúng ta khẳng định rằng cái gọi là khai thác bô xít Tây Nguyên phải chấm dứt và chấm hết. Nếu trong đời chúng ta không làm hoàn thành được việc này, con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đến lúc nhất định phải thành công.
Đó không phải vì một tình yêu riêng lẽ cho Tây Nguyên, nhưng đó là tình yêu của chúng ta san sẽ cho toàn thể 53 dân tộc thiểu số và cho đại khối dân tộc. Đó không chỉ vì màu xanh Tây Nguyên, đó vì sự sống còn và khoẻ mạnh của cả dân tộc.
Quan Điểm VN 2011

Ngày 09/11/2010
 
13 lần ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư kiện Trung Cộng
29 lần ký tên trên TNH gửi BNG Hoa Kỳ Chống Bô xít Tây Nguyên
Tổng số lượt ký tên 143
Tổng số danh sách chữ ký 852

1. Milpitas Tue, Nov 9, 2010 3:32 PM Find...
2. San Jose Fri, Nov 5, 2010 11:12 PM Find...
3. California Fri, Nov 5, 2010 9:07 PM Find...
4. Lawndale Fri, Nov 5, 2010 8:21 PM Find...
5. GARDEN GROVE Fri, Nov 5, 2010 7:10 PM Find...
6. Norwalk Fri, Nov 5, 2010 6:33 PM Find...
7. Westminster Wed, Nov 3, 2010 9:48 PM Find...
8. Houston Thu, Aug 19, 2010 9:27 PM Find...
9. San Jose Thu, Aug 19, 2010 12:22 PM Find...
10. Pflugerville. Thu, Aug 19, 2010 6:40 AM Find...
11. lakeland Wed, Aug 18, 2010 5:04 PM Find...
12. san jose Tue, Aug 17, 2010 8:47 PM Find...
13. south houston Mon, Aug 16, 2010 9:11 AM Find...
=====

1. Manitoba Tue, Nov 9, 2010 7:56 PM Find...
2. California Tue, Nov 9, 2010 7:05 PM Find...
3. CA Tue, Nov 9, 2010 3:25 PM Find...
4. Michigan Tue, Nov 9, 2010 11:32 AM Find...
5. DALLAS, TEXAS Tue, Nov 9, 2010 8:56 AM Find...
6. MINNESOTA Tue, Nov 9, 2010 7:20 AM Find...
7. Melbourne Mon, Nov 8, 2010 11:22 PM Find...
8. Massachusetts Mon, Nov 8, 2010 5:38 PM Find...
9. California ,Milpitas Mon, Nov 8, 2010 4:15 PM Find...
10. California Mon, Nov 8, 2010 12:50 PM Find...
11. CA - San Francisco Mon, Nov 8, 2010 11:07 AM Find...
12. Austin, Texas Mon, Nov 8, 2010 9:55 AM Find...
13. MONTREAL, QUEBEC Mon, Nov 8, 2010 8:04 AM Find...
14. Texas, An Antonio Mon, Nov 8, 2010 7:46 AM Find...
15. MILPITAS, CALIFORNIA Mon, Nov 8, 2010 7:12 AM Find...
16. Hanoi Mon, Nov 8, 2010 4:24 AM Find...
17. Texas Mon, Nov 8, 2010 3:54 AM Find...
18. New York Mon, Nov 8, 2010 3:32 AM Find...
19. TX Sun, Nov 7, 2010 11:53 PM Find...
20. California Sun, Nov 7, 2010 10:19 PM Find...
21. California Sun, Nov 7, 2010 10:15 PM Find...
22. Westminster CA Sun, Nov 7, 2010 9:14 PM Find...
23. California , San jose Sun, Nov 7, 2010 8:38 PM Find...
24. California Sun, Nov 7, 2010 8:07 PM Find...
25. Pflugerville, Texas, 78660 Sun, Nov 7, 2010 7:50 PM Find...
26. NORTH CAROLINA CHARLOTTE Sun, Nov 7, 2010 4:55 PM Find...
27. Connecticut, East Hartford Sun, Nov 7, 2010 4:11 PM Find...
28. CA Sun, Nov 7, 2010 2:07 PM Find...
29. California - San Jose City Sun, Nov 7, 2010 12:40 PM Find...

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

Lũ bùn Cao Bằng: Sự cố đáng ngờ
Thứ Hai, 08/11/2010, 07:41 (GMT+7)

TT - Đến ngày 7-11, hậu quả lũ bùn do thủng chân đập chứa chất thải của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng) đêm 5-11 vẫn chưa được khắc phục.
Dùng xe máy ủi chở người dân qua khu vực có lũ bùn - Ảnh: H.Thanh

Vụ thủng đập này khiến hàng ngàn mét khối bùn đổ ập chảy xuống dòng suối dài hơn 5km, làm thiệt hại nhà cửa, hoa màu, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân.
Dân hứng chịu thiệt hại
Tại hiện trường cho thấy bùn quánh đặc, đỏ ngầu, dày hơn 1m, chảy từ chân đập loang rộng, vùi lấp các cánh đồng, theo dòng suối tràn vào khu dân cư. Đường vào Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng cũng tràn ngập toàn bùn đỏ, một chiếc máy xúc đang cố gắng xúc từng đợt bùn để mở đường cho xe và người đi qua.
Ông Nguyễn Văn Túc (xóm 4, Nà Gà, Duyệt Trung) cho biết từ khi Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng hoạt động, dòng suối nơi đây trở nên đỏ quạch, tôm cá chết sạch và không thể dùng được nước suối làm nước sinh hoạt. Chính con suối này chảy ra sông Bằng là con sông lớn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng vạn người dân. Đây là bùn từ nước tuyển rửa quặng nên người dân rất lo ngại bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Lê Ngọc Quang, phó chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng, cho biết đây không phải là lần đầu tiên người dân ở hạ nguồn mỏ sắt Nà Lũng bị ngập bùn. Xí nghiệp đã nhiều lần xả bùn làm ngập ruộng và gây thiệt hại cho dân.
Có cống ngầm dưới đáy đập?
Theo ông Lê Hồng Hải, chánh thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường, sáng 7-11 sở đã có cuộc làm việc với Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng để xác định nguyên nhân của vụ lũ bùn và tìm giải pháp khắc phục. Ông Hải cho biết xí nghiệp thừa nhận sự cố là do bờ đập xây dựng từ năm 2005 nhưng không được gia cố lu lèn một cách cẩn thận nên móng đập bị thủng. Tuy nhiên, một số công nhân lại cho biết dưới đáy đập có một cống lớn dùng để xả thải, mỗi khi có mưa lũ thì lượng bùn đất trong đập sẽ theo đó ra sông Bằng.
Thông tin từ những công nhân trùng khớp với thông tin của ông Lê Hồng Hải: năm 2008, xí nghiệp này bị xử phạt 70 triệu đồng do hành vi xả thải trộm. Theo ông Hải, khi làm việc với nhóm công nhân xả thải vào năm 2008, có người nói lãnh đạo xí nghiệp nghe dự báo thời tiết sẽ có mưa lũ về nên ra lệnh cho xả thải trước. Thế nhưng năm đó mưa lũ lại không về nên hành động xả thải trộm này bị lộ và bị bắt quả tang.
Ông Đoàn Ngọc Báu, chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường, nói: “Năm 2005, Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng tự ý xây dựng đập chắn thải số 4 (bể bị thủng), đồng thời đập này nằm ngoài phạm vi đất được cấp. Dù đây là đập cấp quốc gia nhưng xí nghiệp không hề có bản vẽ thiết kế cũng như báo cáo tác động môi trường. Việc làm này bị thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường lập biên bản xử phạt và yêu cầu hoàn chỉnh mọi thủ tục. Tuy nhiên đến hôm qua, khi được lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường yêu cầu, xí nghiệp vẫn chưa có các thủ tục nói trên.
Tính đến chiều tối qua, con đường dân sinh vào mỏ Nà Lũng vẫn bị ách tắc, bùn vẫn nằm “ăn vạ” trên hoa màu và trong nhà dân. Biện pháp duy nhất để khắc phục tình trạng tắc đường là dùng máy bơm bơm nước từ sông vào rồi sử dụng máy xúc bùn đổ ra một con suối nhỏ và... đưa ra sông Bằng - nguồn nước của hàng vạn người dân. Sau khi đi kiểm tra đập chắn thải bị vỡ - tác nhân gây ra cơn lũ bùn, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh chỉ đạo phải dừng ngay việc bơm nước đẩy bùn ra sông Bằng