Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

Giỗ đầu cho người thân giữa lũ thủy điện

Đến sáng nay, một số vùng thành phố Tuy Hòa ngập nước do các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ. Những người dân huyện Đồng Xuân đang lo giỗ đầu năm cho 80 người chết vì lũ quét năm ngoái cũng phải lo chạy lũ.
> Thủy điện xả lũ, thành phố Tuy Hòa sẽ ngập nặng

Đã 3 ngày tuyến đường bộ nối huyện miền núi Đồng Xuân với huyện Tuy An (Phú Yên) bị nước lũ gây ngập nặng, chia cắt. Hôm qua cũng là ngày vừa tròn một năm thảm họa lũ quét xóa sạch Xóm Trường, thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, làm 18 người chết.
Từ hôm qua đến sáng nay, cả Xóm Trường nhà nào cũng đều làm giỗ. Không như bình thường, đám giỗ nông thôn thường có đông người ra vào tấp nập. Còn nay, cả làng làm giỗ thì nhà nào nấy lo. Là một trong những gia đình may mắn thoát nạn trận lũ năm ngoài, anh Nguyễn Duy Anh, 27 tuổi, nói: “Cả làng làm giỗ, buồn lắm. Mấy ngày này lại mưa, nhưng tất cả đều được ở nhà mới trong khu tái định cư nên bà con cũng bớt lo âu, buồn phiền”.
Xóm Giữa, thôn Long Châu, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, cũng là nơi bị lũ quét năm ngoái tàn phá nặng nề nhất. Bà Võ Thị Mười, 67 tuổi, vẫn còn hãi hùng trận lũ năm trước nên mấy ngày nay, từ tối ngày 1/11, bà dọn đến ở hẳn trong Trung tâm văn hóa và thể thao huyện Đồng Xuân. Trong nhà chỉ có cái tivi là đáng giá, bà đã gửi nhà người bà con rồi đi tránh lũ.
Cùng hoàn cảnh như bà còn có ông Võ Xuân Chính, đang dắt 2 con bò đi trú lũ. Ông hấp tấp nói giọng run run: “Lại sợ năm nay lụt to như năm ngoái nên tui đã dọn đồ lên cao, gửi con và vợ ở nhà bà con, tui thì lo hai con bò là tài sản lớn nhất của cả nhà”. Còn chị Nguyễn Hải Châu, buôn bán tạp hóa ở chợ Tròn La Hai - Đồng Xuân đã gửi lại hết đồ đạc cho Ban Quản lý chợ giữ giúp.


Tại thành phố Tuy Hòa, người dân đã được thông báo tin lũ sẽ ngập thành phố nên hầu hết đều có bước phòng bị. Từ tối qua, trung tâm thành phố cùng hàng loạt các tuyến đường đều bị ngập nặng, nhiều nơi lên gần 1m nước. Nặng nhất là các tuyến đường Nguyễn Công Trứ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi...
* Tuy Hòa chìm trong lũ thủy điện
Cũng từ tối qua, người buôn bán đã dời điểm họp chợ từ chợ trung tâm thành phố Tuy Hòa lên giao lộ Ngã Năm, thuộc phường 1. Trường học đóng cửa, nhiều địa bàn mất điện, cuộc sống người dân bị đảo lộn là quang cảnh dễ nhận thấy ở thành phố Tuy Hòa vào lúc này.
Tại huyện Tây Hòa, người dân nghe thông báo lũ chỉ 6.000m3 một giây, nhưng thực tế các hồ thủy điện xả lũ lúc cao điểm lên trên 10.000m3 giây. Các địa phương trong huyện bị ngập rất nặng, có nơi lên hơn 1,5m nước.
Phó trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tây Hòa, ông Nguyễn Hữu Pháp nói: "Mực nước lũ lên rất cao, từ tối qua lực lượng cứu nạn đã phải di dời người già, trẻ em của 10 hộ gia đình ở Bến Củi, xã Hòa Đồng đến nơi an toàn. Hiện tại, mực nước sông Bánh Lái đang tiếp tục lên"
Tại các địa phương khác như huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, thị xã Sông Cầu đều có nhiều điểm bị ngập. Các địa phương đã tổ chức sơ tán 832 hộ cùng 2.730 nhân khẩu dân cư ở vùng ven sông, suối, vùng trũng thấp, vùng cửa sông tới nơi an toàn. Trong đó, huyện Tuy An dời 102 người; Đồng Xuân: 2.112 người ; Sông Cầu đưa đến nơi an toàn 305 người; Phú Hòa: 396 người; Sơn Hòa: 120 người.
Đêm qua, các hồ thủy điện ở Phú Yên đã giảm dần lưu lượng xả lũ. 7h sáng nay, thủy điện Sông Hinh còn xả 1.000 m3 một giây; K'Rông H’Năng đóng tất cả các cửa tràn; thủy điện sông Ba Hạ đến 9h sáng nay còn xả 3.192 m3 một giây. Nhờ vậy, mực nước hạ lưu sông Ba đã giảm. Lúc 9h hôm nay, tại Củng Sơn nước đo được 8,23m; ở Phú Lâm nước cao 3,52m, đều dưới báo động cấp 3. Song nhiều vùng dân cư vẫn còn bị cô lập, chia cắt.
Sáng nay, các lực lượng huyện Tây Hòa đang nỗ lực tìm kiếm thi thể anh Trần Minh Dương, 21 tuổi, trú thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, bị nước lũ cuốn mất tích từ 21h tối 2/11.
Tính đến thời điểm này, tỉnh Phú Yên có 5 người chết do lũ, trong đó còn 2 nạn nhân vẫn chưa tìm được thi thể. Toàn tỉnh có hơn 2.040 ha mía, sắn, lúa bị ngã đổ, ngập úng; 2 chiếc thuyền (huyện Tuy An) bị sóng đánh vỡ. Tất cả các tuyến đường tỉnh lộ liên huyện đều bị ngập, ách tắc giao thông.
Nhóm phóng viên

'Hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ sai quy trình'

Xác định Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ trước khi xả lũ cường độ lớn đã không báo cáo UBND tỉnh, gây khó khăn cho việc di dân, UBND tỉnh Phú Yên chiều 3/11 quyết định chấn chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước.
>
Thủy điện xả lũ, thành phố Tuy Hòa sẽ ngập nặng

Theo ông Nguyễn Bá Lộc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, kiêm Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, hồ thủy điện Sông Ba Hạ đã xả lũ không theo quy trình do Thủ tướng quy định.
Theo đó, Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ trước khi xả lũ cường độ lớn (có thời điểm hơn 6.000 m3 một giây) đã không báo cáo UBND tỉnh, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành di dời dân.

Với cách xả lũ này, Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ đã vi phạm điều 12 Quy trình vận hành liên hồ chứa, theo quyết định 1757/QĐ-TTg ngày 23/9/2010 của Thủ tướng về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa các công trình thủy điện trên lưu vực sông Ba (gồm Sông Hinh, Sông Ba Hạ, Krông H’Năng, Ayun Hạ và An Khê - KaNăk).
"Để đảm bảo kỷ cương quản lý nhà nước tại địa phương, UBND tỉnh Phú Yên nghiêm khắc yêu cầu công ty có biện pháp chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành theo quy định", Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhấn mạnh trong văn bản ký chiều nay.
Hồ thủy điện Sông Ba Hạ phải xả đón lũ ngày 2/11 và tăng dần lên 6.120 m3 một giây. Hôm nay, mặc dù mực nước trong hồ Sông Ba Hạ đã hạ, lưu lượng lũ đổ về cũng giảm dần nhưng hồ vẫn xả lũ với lưu lượng khá lớn 4.700 m3 một giây. Đến 14h chiều 3/11, lưu lượng xả còn 3.100 m3 một giây.

Ngày 2/11, Nước lũ trên sông Ba tràn bờ mênh mông như biển. Ảnh: Ly Kha ông Nguyễn Bá Lộc cùng các thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên đã đi kiểm tra thực tế tại hai hồ thủy điện Sông Hinh (Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh) và Sông Ba Hạ. Trong hai công trình, chỉ có hồ Sông Hinh thực hiện xả lũ đúng quy trình.
Đợt mưa lũ lần này, Phú Yên có 4 người chết và một người mất tích; trong đó có một người chết, một người mất tích do ảnh hưởng trực tiếp từ nước xả lũ của công trình thủy điện Sông Ba Hạ. Hai nạn nhân đều ở huyện Tây Hòa là Lê Thị Thanh Hương 13 tuổi, trên đường đi học về bị lũ cuốn tại cầu tràn thôn Thạnh Phú, xã Hòa Mỹ Tây; và Trần Minh Dương, 21 tuổi, ở thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, đi qua đường bị nước cuốn trôi hiện chưa tìm thấy thi thể.
Ly Kha

Kính thưa quý đồng hương Việt Nam trong và ngoài nước.
Kính thưa Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali,
Kính thưa quý thân hữu và độc giả thân mến:
Việc khai thác bô xít tại Tây Nguyên qua cái gọi là “chủ trương lớn” của bộ chính trị cộng sản VN đã bí mật thành hình qua Thông cáo chung Trung cộng-Việt cộng từ nǎm 2001 là một việc làm gây bức xúc và đau thương cho dân tộc Việt Nam. Ngoài việc khai thác bô xít gây quan ngại cho các vấn đề phá hủy môi sinh, môi trường, nguồn nước sinh hoạt, gây chết chóc không lường và di cǎn các chứng bệnh do chất kim loại nặng và các độc tố khác trong bùn đỏ qua nhiều thế hệ con cháu chúng ta suốt từ vùng Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những cơn lũ lụt trên vùng cao, các vụ vỡ đập, xả đập do ngǎn chận nước để xử lý chất bô xít sẽ gây những vụ tràn lan bùn đỏ không thể kiểm soát. Giông tố, bão xoáy sẽ gây đau khổ điêu đứng cho đời sống thường nhật vì cây rừng bị chặt phá, cày xới bật rễ khiến không còn giữ những thác nước từ thượng nguồn sau các cơn mưa. Vì đất rừng không còn nữa, Tây nguyên trở thành một miền đất chết, những thung lũng tử thần khô kiệt, không một sinh vật nào có thể sống sót; do đó, con người sống nhờ vào nguồn thủy sản, lâm nông nghiệp sẽ bị suy thoái, xiêu lạc và mất mát tự hủy diệt. Là con dân nước Việt chúng ta không thể khoanh tay ngồi nhìn viễn ảnh đen tối xãy đến dân tộc ta mà không lên tiếng hoặc hành động để quốc tế hiểu biết và giúp đỡ chúng ta. Ngoài ra việc khai thác bô xít tại Tây Nguyên, mang đến hàng ngàn, hàng vạn những kẻ lạ mặt đến sinh sống trên đất nước ta trước mắt gây mâu thuẫn, bất hòa, đỉ điếm, xì ke ma túy, cờ bạc, suy đồi thuần phong mỹ tục cũng như tạo các cơ sở bí mật nằm vùng do các nhóm buôn lậu, trộm cướp bí mật của những kẻ gian mà không sao kiểm soát được. Người dân tộc Tây Nguyên rất hiền hòa và chất phác, các buôn làng không đầy đủ trường học cho con em, cuộc sống hằng ngày vất vã từ tay đến miệng và chỉ biết sống bám vào đất rẫy, du canh; vì thế, dân tộc Tây Nguyên rất dễ dàng bị tàn phá và đỗ vỡ gây tác hại đến sự đoàn kết dân tộc sau này khi đất nước trở về lại với chính nghĩa chúng ta.
Do nhận xét như trên, chúng tôi có một bản thu thập chữ ký tên của tất cả đồng bào mọi giới, khắp trong lẫn ngoài nước, người Kinh hay Thượng, tất cả 53 dân tộc anh em ở đâu trên thế giới hãy vì tương lai và sự sống còn của dân tộc Việt Nam mà góp chữ ký của mình. Vì tương lai và sự sống còn của các dân tộc Việt Nam chúng tôi xin gửi đến tất cả các quý vị lời kêu gọi khẩn thiết mong quý vị sẵn lòng ký tên. Bản Thỉnh Nguyện Thư sẽ được gửi đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tổ chức Nhân Quyền Quốc tế vào đầu tháng 1 nǎm 2011, như vậy chúng ta có gần hai tháng để thu thập chữ ký tên. Càng có nhiều chữ ký tên, ảnh hưởng của Thỉnh Nguyện Thư càng lớn mạnh. Người Việt trong nước nếu không thể ký tên trên Internet vì bị ngǎn chận bởi tường lửa, vậy hãy email cho chúng tôi tại địa chỉ sau viettrade.net@gmail.com Subject: Bo-xit Ky ten (không cần dấu) tuyệt đối không được attach files mà chỉ là một email mở mà thôi để tránh bị kẻ xấu gửi virus và phần mềm độc hại, cần phải ghi tên Nước, email address của quý vị, Ngày Tháng Nǎm. Người nước ngoài xin ghi rõ tên quốc gia, hoặc tiểu bang. Chúng tôi không đòi hỏi số phone của quý vị, nhưng phải có email address. Tên và email address của quý vị chỉ dùng liên lạc và chúng tôi sẽ không công bố. Nhưng chúng tôi sẽ công bố số chữ ký mà thôi.
Kính xin quý độc giả và thân hữu chuyển gửi thư này hoặc Link đến với tất cả thân hữu, hoặc cộng đồng người Việt hoặc các dân tộc Việt Nam khắp mọi nơi để tường và hợp tác. Mỗi một chữ ký nhiều thêm sẽ cũng cố mạnh hơn sự tồn tại của dân tộc Việt Nam, thêm tình yêu  hơn nữa về Tây Nguyên thân thương và thêm một mũi tên Tây Nguyên được bắn vào Đại Hội Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 1 nǎm 2011. Xin tất cả quý vị và các bạn đến Web site Di Sản Việt Nam Cộng Hoà http://www.newsforce1.com/, hoặc blog Quan Điểm Việt Nam 2011 http://www.surveymonkey.com/s/T8TT68V  ký tên.
Trân trọng kính chào quý vị,

Hoàng Hoa
(Mountain View CA Hoa Kỳ, Ngày 3 tháng 11 nǎm 2010)

Lũ ở Phú Yên “đang được kiểm soát”

Miền Trung Việt Nam chịu nhiều lũ thời gian gần đây
Miền Trung Việt Nam chịu nhiều lũ thời gian gần đây.
Mưa lớn kéo dài tại Nam Trung bộ khiến nhiều nơi ngập nước, giao thông khó khăn, cuộc sống người dân bị gián đoạn.
Các tỉnh bị ảnh hưởng là Ninh Thuận, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên và Lâm Đồng.
Tại tỉnh Phú Yên lo ngại về hồ thủy điện Sông Ba xả lũ gấp làm ngập hạ lưu nay giảm phần nào. Lãnh đạo tỉnh cho BBC Việt Ngữ hay lượng nước xả ít hơn so với một hai ngày trước.
"Dưới hạ lưu thì nó lớn, trên thượng nguồn nó giảm dần. Thứ hai nữa là các hồ chứa đã xả bớt đi, không có gì đáng lo ngại," ông Nguyễn Bá Lộc, phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Phòng chống Bão lụt của tỉnh Phú yên nói.
"Có một huyện, Đồng Xuân, là không đi được, một số xã bị ngập liên hoàn. So với trận lụt hai năm trước đây ở Tuy Hòa, lần này nhỏ hơn - nhưng lâu hơn.
"Trong những ngày tới trời còn mưa, chúng tôi hiện đang trực 24/24. Giao thông đường bộ, đường sắt qua tỉnh bữa nay thông lại rồi."
Thiệt hại kinh tế đối với hoa màu và gia súc của dân là "lớn" theo ông Nguyễn Bá Lộc.
Một số người ước tính tỉnh Phú Yên có thể bị thiệt hại tới 5 tỷ đồng.
Về hồ thủy điện Sông Ba và Sông Hinh xả lũ, mà có người lo ngại là quá nhiều làm ngập lụt vùng hạ lưu, người đứng đầu Ủy ban Phòng chống Bão lụt của tỉnh Phú Yên nói tình hình đã được kiểm soát từ sáng thứ Ba 3/11.
Một cán bộ từ Văn phòng UBND tỉnh cho BBC Việt Ngữ hay mực nước sông tại tỉnh chỉ trên báo động cấp ba một chút, các vùng ngập úng có hạn.
"Cách phòng chống ngay từ đầu là đưa các hộ bị ngập lên cao, khi nước rút cho họ về nhà," cán bộ này nói.
"Tính đến 12 giờ trưa ngày 3/11, số người chết và mất tích là 5 người, nhà cửa bị ngập là 2083 cái. Hồ thủy điện Sông Ba đã giảm xả nước từ sáng, nước lưu vực sông trong tỉnh đang xuống chậm. Vẫn còn nhiều nơi bị ngập nhưng tình hình thiệt hại không giống trận lũ năm ngoái."
"Thủy điện Sông Ba giảm xả lũ từ ngày hôm qua, từ cao điểm 6100 m3/giây xuống còn 3500. Cộng với Sông Hinh, hiện tại hai thủy điện xả khoảng 4500m3/giây."
Ảnh hưởng đối với người dân vùng hạ lưu, cũng cán bộ này cho biết, mưa lũ đã khiến một số người phải di dời, một số hộ nước vô nhà, tuy nhiên thiệt hại không đến mức nghiêm trọng.
"Chuyện ngập lụt, lần này do nước lên từ từ nên thiệt hại còn ít. Nhà bị sập hoàn toàn chỉ có ba cái, nhà siêu vẹo năm cái. Tình cảnh buộc họ phải sống chung với lũ thôi."
"Về hỗ trợ dân, lực lượng biên phòng cử 110 cán bộ trực, cùng năm ôtô, hai tàu, năm canô. Bên quân đội có 130 quân, hai xuồng cứu hộ, một canô nhẹ."

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Clinton cần 'hối thúc Hà Nội về nhân quyền'

Ngoại trưởng Hillary Clinton tại sân bay Nội Bài
Bà Clinton tới Hà Nội hôm thứ Năm 22/07
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gây áp lực với Việt Nam về nhân quyền trong chuyến thăm Hà Nội tuần này.
Trước đó, 19 nghị sỹ Mỹ thuộc lưỡng đảng cũng gửi thư cho bà Clinton yêu cầu bà đặt vấn đề nhân quyền vào trung tâm chương trình nghị sự của bà khi làm việc tại Việt Nam.
Bà ngoại trưởng tới Hà Nội hôm thứ Năm 22/07 từ Seoul và bà sẽ tham gia cuộc họp Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) vào thứ Sáu.
HRW viết trong thông cáo ra hôm 22/07: "Trong các tuyên bố chính thức cũng như các cuộc gặp riêng với quan chức Việt Nam, bà Clinton cần nhấn mạnh ưu tiên mà Hoa Kỳ dành cho việc thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền".
Tổ chức theo dõi nhân quyền có uy tín này cũng nhận xét rằng 10 năm sau chuyến đi lịch sử của Tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam và 15 năm sau khi hai bên bình thường hóa quan hệ, tiến bộ của Việt Nam trong lĩnh vực dân chủ nhân quyền chưa tương xứng với các tiến bộ trong cải cách kinh tế.
"Bà Clinton cần nói rõ rằng sự ổn định và phồn vinh lâu dài của Việt Nam phụ thuộc vào việc bảo vệ quyền của người dân được tham gia đầy đủ trong quá trình kiến tạo tương lai đất nước về cả chính trị, kinh tế và xã hội."
Theo HRW, Việt Nam vẫn là quốc gia độc đảng, vốn hạn chế quyền tự do ngôn luận, hội họp, truy cập internet và thẳng tay trừng trị những người chống đôi.
Tổ chức này yêu cầu bà ngoại trưởng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn giáo; nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam trong các vấn đề an ninh và thương mại khi Việt Nam tôn trọng nhân quyền và pháp quyền; khuyến khích Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận, chấm dứt kiểm soát báo chí và internet.
HRW cũng đề nghị bà Clinton khuyến cáo Việt Nam bỏ đi các luật lệ chống lại bất đồng chính kiến một cách hòa bình.
Trong khi bà ngoại trưởng công cán ở Hà Nội, tại Washington DC, một nhóm dân biểu quan tâm tới chủ đề nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam sẽ tổ chức họp báo để nói về tình hình dân chủ-nhân quyền Việt Nam.

Tình hình Việt Nam

Các dân biểu thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa là Chris Smith, “Joseph” Cao Quang Ánh, Zoe Lofgren, Ed Royce, Loretta Sanchez, và Frank Wolf sẽ có mặt bên ngoài tòa nhà Quốc hội vào trưa thứ Năm 22/07 giờ Washington để nói chuyện với các phóng viên và người quan sát.
Điều này cũng có nghĩa một lần nữa, kế hoạch tới Việt Nam của dân biểu Loretta Sanchez lại không thành.
Trước đó bà Sanchez từng thổ lộ ý định sẽ tới Việt Nam trong đoàn đại biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Dân biểu đại diện cho khu vực cử tri 47 thuộc trung tâm Quận Cam, California, này đã bị từ chối chiếu khán vào Việt Nam tới bốn lần.
Bà Loretta Sanchez, cũng như một vài nhân vật khác trong chính giới Hoa Kỳ, bị Việt Nam liệt vào danh sách "không được hoan nghênh" do thường xuyên chỉ trích Hà Nội về các chủ đề nhân quyền và tự do tôn giáo.
Bà là đồng chủ tịch Ban công tác về Việt Nam tại Hạ viện Mỹ (Congressional Caucus on Vietnam) và đã nhiều lần chủ trì các cuộc điều trần về nhân quyền ở Việt Nam.
Bà Sanchez cũng luôn duy trì quan điểm phải đưa Việt Nam vào lại danh sách các Quốc gia gây Quan ngại đặc biệt về Tự do tôn giáo (Countries of Particular Concerns - CPC).

LHQ lo về trẻ nghèo và dân thiểu số VN

Trẻ em tại Hà Giang
LHQ nói trẻ em ở miền núi và vùng thuộc các nhóm sắc tộc tại Việt Nam có tỷ lệ sống nghèo cao hơn vùng đô thị
Sau chín ngày làm việc tại Việt Nam, chuyên gia Liên hiệp quốc về nhân quyền và nghèo đói cùng cực, bà Magdalena Sepulveda bày tỏ lo ngại về bất bình đẳng xã hội tác động đến các nhóm thiểu số.
Cùng thời gian, UNICEF, cơ quan Liên hiệp quốc chuyên về trẻ em cũng nêu ra tác động của bất bình đẳng trong trẻ em tại Việt Nam, nước hiện có 30 triệu trẻ em.
Bà Magdalena Sepulveda, chuyên gia độc lập của Liên hiệp quốc về nhân quyền và nạn đói nghèo đã phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 31/8/2010.
LHQ công nhận tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam được phân chia tương đối đều trong dân chúng nhưng trẻ em Việt Nam đang đối mặt với "bất bình đẳng gia tăng".
Cùng ngày, người phụ trách chính sách xã hội của UNICEF, Geetanjali Narayan được trích lời nêu ra rằng trẻ em và người thuộc các sắc tộc thiểu số là nhóm thua thiệt nhất tại Việt Nam hiện nay.
Bà Sepulveda nói bà "đặc biệt lo ngại về các nhóm thiểu số ở Việt Nam" vì lý do bất bình đẳng là tình trạng tiếp tục xảy ra và có thể còn tăng lên ở một số khu vực".
Bà nêu ra vùng Tây Bắc Việt Nam và cao nguyên miền Trung là khó khăn nhất.
Về tổng thể chúng tôi không bất ngờ. Đây là những tài liệu tốt cho Việt Nam.
Ông Đặng Hoa Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Báo chí Việt Nam trích lời bà như sau:
"Mức trợ cấp hiện nay còn thấp, không đủ giúp những người dân đang sống trong nghèo đói cùng cực thoát nghèo. Mặc dù đã có những nỗ lực đáng khen ngợi nhằm mở rộng phạm vi cung cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và trợ cấp giáo dục, nhưng hầu hết những lợi ích người dân được hưởng qua việc đó bị giảm đi vì các loại phí y tế hay giáo dục."
Báo chí Việt Nam cũng trích lời bà khuyến nghị Việt Nam sớm thông qua Luật tiếp cận thông tin cũng như bảo đảm những người có hành vi tham nhũng bị xử lý.
Vẫn còn khốn khó
Bản tin của AFP từ Hà Nội hôm nay nhắc lại báo cáo của UNICEF ca ngợi Việt Nam dẫn đầu châu khu vực Á - Thái Bình Dương trong quá trình đạt hầu hết tiêu chí Thiên niên kỷ cả về giáo dục, xóa đói nghèo, y tế tới năm 2015.
Bà Magdalena Sepulveda đã đi thăm Bắc Kạn và Quảng Nam trước khi có cuộc họp báo tại Hà Nội
Nhưng các hãng thông tấn cũng trích lời báo cáo nói rằng dù vậy, có những bộ phận dân chúng là trẻ em và thiếu niên "tiếp tục sống trong tình trạng khốn khó và bị loại trừ".
"Ví dụ như dịch vụ y tế có chất lượng, giáo dục cấp hai và nước sạch vẫn không tới được mọi em nhỏ."
"Nghèo đói trong trẻ em tại Việt Nam ngày nay gần như chắc chắn là vấn đề nghiêm trọng hơn người ta thường nghĩ," bản báo cáo của UNICEF viết.
Cơ quan LHQ cũng cho rằng theo đánh giá của họ thì gần như "một phần ba trẻ em dưới 16 tuổi sống nghèo".
Báo cáo cũng trích các số liệu cho rằng tỷ lệ trẻ sống trong nghèo khó cao hơn ở các cộng đồng thiểu số so với người Kinh.
Tỷ lệ này là 62 phần trăm trẻ em thuộc sắc tộc thiểu số so với 22 phần trăm trẻ người Kinh và Hoa.
Tại nông thôn, số liệu LHQ nêu ra, vẫn theo bản tin của AFP là "34 phần trăm trẻ em sống nghèo", so với 13% ở đô thị.
Một nghiên cứu trước đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy trong số 53 nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam, tỷ lệ nghèo cao hơn 5 lần so với đa số người Kinh.