Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Khai thác Bô-Xít ở Đắc Nông bất lợi cho người dân tộc thiểu số

Khai thác Bô-Xít ở Đắc Nông bất lợi cho người dân tộc thiểu số

Mặc Lâm, phóng viên RFA
2008-10-29

Dự án khai thác mỏ bô-xit tại tỉnh Đắc Nông đã dấy lên nhiều quan ngại chung quanh vấn đề môi trường cũng như tác động đến cuộc sống của cư dân địa phương, mà chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số.

Rừng Tây Nguyên

Tuy nhiên, đối với ý kiến phải tiến hành khai thác bôxít ở tỉnh Đắc Nông thì dự án giúp mang lại nguồn thu cần thiết để cải thiện đời sống nhân dân.

Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyên Ngọc, một nhà dân tộc học am hiểu vấn đề Tây Nguyên để tìm hiểu thêm vấn đề này.

-Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.

ông Nguyên Ngọc

Khai thác Bô-Xít trên Tây Nguyên : dự án đòi hỏi nhiều nghiên cứu

Thưa ông, trong khi tham dự hội thảo bàn về việc khai thác Bô-xít tại tỉnh Đắc Nông, theo ông thì ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường ra thì việc gì khiến ông quan tâm nhất?

-Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.

-Là một người nghiên cứu Tây Nguyên trong nhiều năm, ông nhận thấy thế nào khi một số lớn người dân thiểu số phải thay đổi chỗ ở hiện nay vì yêu cầu di dân của dự án. Liệu những ảnh hưởng này có lớn lắm không?

-Về mặt dân tộc và văn hóa như vậy tất nhiên nó sẽ xáo trộn hoàn toàn đời sống của người dân thiểu số. Theo tôi thì suốt mấy chục năm qua chưa có nơi nào giải quyết tốt cho người dân tộc khi có bất cứ một dự án nào.

-Như vậy theo ông thì giải pháp nào tốt nhất cần đưa ra cho yêu cầu di dân khi có một dự án quan trọng và cần thiết phải thực hiện?

-Đối với Đắc Nông thì họ có khó khăn thật. Đất đai thì không phì nhiêu bằng Đắc Lắc, Gia Lai nhưng không thể để một mình họ giải quyết mà chính phủ trung ương phải tham dự vào.

ông Nguyên Ngọc

-Đối với Tây nguyên thì cần phải cân nhắc giữa bảo tồn và khai phá vì nó là mái nhà chung của Nam Đông Dương.

-Riêng trong trường hợp của tỉnh Đắc Nông thì nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh không đủ để cung ứng cho ngân sách tỉnh. Đất đai thì kém màu mỡ và phát triển cây công nghiệp thì không thành công. Vậy nhà nước cần có giải pháp nào cho bài toán này?

-Đối với Đắc Nông thì họ có khó khăn thật. Đất đai thì không phì nhiêu bằng Đắc Lắc, Gia Lai nhưng không thể để một mình họ giải quyết mà chính phủ trung ương phải tham dự vào. Trước mắt là không thu ngân sách của tỉnh này và kế đó phải lấy ngân sách các tỉnh khác bù vào cho tỉnh này.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Bauxite-Mining-Scheme-and-the-Concerns-about-Disturbances-in-ethnic-minorities-living-conditions-10292008142825.html?searchterm=None

CÔNG NHÂN NƯỚC NGOÀI Ồ ẠT VÀO VN?

CÔNG NHÂN NƯỚC NGOÀI Ồ ẠT VÀO VN?
Số lao động Trung Quốc ở Việt Nam có thể đã lên tới hàng vạn

Dư luận và báo chí trong nước gần đây bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.

Đa số họ là người Trung Quốc, làm việc cho các dự án mà nước này đầu tư, hoặc là nhà thầu chính.

BBCVietnamese.com đã nói chuyện với Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng, về chủ đề này. Ông Liêm nhận xét:

TS Phạm Sỹ Liêm: Trước kia không có tình trạng lao động nước ngoài vào nhiều là vì các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước tương đối phát triển. Họ vào đây cốt để đầu tư, hoặc có dự án thì họ chịu trách nhiệm về thiết kế xây dựng nhưng sử dụng lực lượng nhân công của Việt Nam vì rõ ràng giá nhân công rẻ hơn.

Thế nhưng gần đây có một số nước, trình độ phát triển chỉ hơn VN ít nhiều, đầu tư hoặc nhận thầu công việc tại VN và mang luôn nhân công của họ sang.

Cũng cần phải nói là khi Việt Nam đầu tư các dự án thí dụ ở Lào hay Campuchia, ta cũng mang công nhân VN sang vì người bản địa chưa được đào tạo cho phù hợp với công việc. Nhưng trong trường hợp công ty nước ngoài mang lao động phổ thông vào VN, thì lao động VN lại hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, chứ không hề thua kém.

BBC: Thưa ông tại sao các công ty nước ngoài này lại được phép làm như vậy?

TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra đây là sơ suất, chứ không phải chủ trương. Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.

Do vậy chính phủ đã có quy định là những dự án đầu tư nếu cần phải đưa người nước ngoài vào thì phải là giới nhân viên kỹ thuật hoặc quản lý và số người cũng giới hạn.

BBC: Tức là nhà thầu nước ngoài khi đưa người vào là đã vi phạm quy định của Việt Nam, thưa ông?

TS Phạm Sỹ Liêm: Đúng thế, và có khi lao động của họ còn vào VN theo con đường du lịch, đến làm và VN không kiểm soát được.

BBC: Vậy thưa ông, ai sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này?

Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.

Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm

TS Phạm Sỹ Liêm: Thứ nhất là chủ dự án, chủ đầu tư, người ký hợp đồng với nhà thầu. Thứ hai là những đơn vị nhận thầu. Thứ ba là chính quyền địa phương nơi có dự án. Nếu họ không kiểm tra kiểm soát được, có nghĩa là không làm tròn trách nhiệm về quản lý nhà nước.

BBC: Gần đây báo chí đưa tin một số nước, đơn cử như Trung Quốc, đã thắng thầu trong nhiều dự án, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Liệu có gì bất thường trong điều này không, thưa ông?

TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra họ cũng không thắng thầu nhiều lắm, nhưng so với các công ty của các nước khác, họ gây chú ý nhiều hơn. Đó là vì họ mang không những nhân công, mà cả vật liệu của mình vào VN. Những loại vật liệu như xi măng, sắt thép ở VN đều có, và có thừa nữa là đằng khác. Điều đó là không lợi cho kinh tế VN.
Tôi được biết nhà thầu TQ ra nước ngoài có nhận được một số trợ giúp của chính phủ, chằng hạn về thuế. Thí dụ một quy định về nhận thầu xây dựng ở nước ngoài của TQ nói nếu công ty TQ mang được lực lượng lao động và công trình sử dụng được ít nhất 30% nguyên vât liệu của TQ, thì họ được miễn thuế.

Dự án bauxite Lâm Đồng có 922 lao động Trung Quốc (Phạm Huyền)

Dự án bauxite Lâm Đồng có 922 lao động Trung Quốc


Phạm Huyền

(VNR500) – Công trường tổ hợp dự án Bauxite nhôm Lâm Đồng đang có tới 922 người lao động Trung Quốc, trong đó có 140 người làm việc trên 3 tháng, vẫn chưa có hồ sơ và giấy phép lao động.

Lao động Trung Quốc đi làm bằng xe buýt (Ảnh SGTT)

Ban quản lý dự án tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng vừa có báo cáo tới Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và UBND tỉnh Lâm Đồng về tình hình lao động người nước ngoài đang làm việc tại dự án.

Tính tới 15/6/2010, cả đại dự án này có tới 922 lao động là người Trung Quốc và 4 chuyên gia tư vấn là người Australia. Con số này áp đảo mạnh mẽ lượng công nhân Việt Nam có mặt ở dự án này.

Trong đó, có 223 người là quản lý, Kỹ sư. Công nhân Trung Quốc chiếm 699 người. Trong số này, lao động trên 3 tháng là 570 người và lao động dưới 3 tháng là 259 người.

Theo liệt kê của các nhà thầu Trung Quốc, số công nhân có giấy phép lao động mới chỉ có 408 người và 22 người mới đủ hồ sơ xin cấp phép lao động.

Nếu tính cả những người có đủ hồ sơ và so với tổng số 570 công nhân Trung Quốc đã làm việc trên 3 tháng, cả công trường bauxite chỉ có 75% công nhân Trung Quốc làm việc trên 3 tháng là có hồ sơ, giấy phép lao động.

Như vậy, 140 người lao động Trung Quốc làm việc trên 3 tháng, đến nay, vẫn chưa tập hợp đủ hồ sơ và chưa có giấy phép lao động, Ban quản lý dự án này cho biết.

Trong đó, nhà thầu phụ, Công ty Nhất An – Quảng Tây, Trung Quốc có 105 người, 10 lao động khác là của nhà thầu Sơn Đông và 1 lao động của tổng thầu chính Chalieco.

Tuy nhiên, theo kết quả làm hồ sơ xin giấy phép lao động của Sở LĐTB&XH tỉnh Lâm Đồng, Sở này đã cấp phép lao động cho 412 người lao động nước ngoài, trong đó, 4 người là người Australia. Số liệu này khớp với khai báo của các nhà thầu.

Song, khi các nhà thầu liệt kê còn tới 140 số lao động Trung Quốc chưa có phép thì Sở lại có khẳng định, không còn số lao động Trung Quốc trên 3 tháng chưa có hồ sơ và giấy phép lao động.

Chỉ trong 2 tuần trước đó, tính chung cho cả tổ hợp dự án này thì số lao động người Trung Quốc đã tăng thêm 67 người. Trong đó, Công ty Sơn Đông, nhà thầu phụ tăng tới 87 ngưòi, song một số nhà thầu phụ khác thì lại giảm người.

Các nhà thầu Trung Quốc tại dự án này cũng liệt kê, số lao động Việt Nam tại các công trường này chỉ có khoảng gần 600 người được thuê khoán làm các công việc đơn giản, tạm thời.

Ban quản lý dự án này cũng cho biết, mỗi tháng chỉ xảy ra vài lần hiện tượng mất cắp vặt như sắt thép, hút dầu từ máy ủi, máy đào…

Cách đây hơn 1 năm, tháng 6/2009, tỉnh Lâm Đồng đã phạt 6 nhà thầu phụ Trung Quốc, là đối tác của nhà thầu chính Chalieco số tiền 45 triệu đồng vì đã có vi phạm về quản lý người lao động nước ngoài. Ở thời điểm này, chỉ có 250 lao động trên tổng số 570 lao động Trung Quốc nộp hồ sơ xin cấp phép lao động.

Dự án tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than – Khoáng sản làm chủ đầu tư, tổng công suất là 600.000 tấn/năm. Ngày 26/7/2008, dự án đã được khởi công. Dự án đã được ký hợp đồng với nhà thầu là Công ty TNHH Công trình quốc tế nhôm Trung Quốc- Chalieco, giá trị hợp đồng là 466 triệu USD.

PH

Nguồn: http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=1014

Toàn dân quyết tâm chống khai thác Bô xít (Người Buôn Gió)

25/07/2010


Toàn dân quyết tâm chống khai thác Bô xít

Người Buôn Gió

Nhưng chớ chống nếu là dân Việt Nam

http://www.boxitvn.net/bai/8252

Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy nhanh tiến độ khai thác bô-xít trên diện rộng. Cho dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi lớn tiếng dùng đao to là chủ trương của Bộ Chính trị, ông Dũng cũng nhẹ nhàng nói an ủi rằng chỉ làm thí điểm hai nơi là Tân Rai và Nhân Cơ để làm nguôi ngoai sự bức xúc của nhiều ý kiến phản đối dự án này.

Vừa rắn vừa mềm cũng xuôi. Thuận đà trót lọt, không cần tổng kết xem kết quả thí điểm khai thác tại hai nơi này đến đâu. Ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người đồng quan điểm với ông Dũng (nếu không nói là chiến hữu) đã đích thân đến tận nơi để chỉ đạo thi công gấp rút các cơ sở hạ tầng đường sá, nhà máy… để triển khai trên diện rộng việc khai thác bô-xít tại cao nguyên Việt Nam.

Tin từ báo Vietnamnet đưa:

Ngày 16/7, chủ trì cuộc họp với các cơ quan hữu quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án tuyến đường bộ tối ưu, đáp ứng lâu dài nhu cầu vận chuyển sản phẩm của dự án alumin Tân Rai, Nhân Cơ cũng như các dự án bô-xít khác sau này đến cảng Kê Gà (Bình Thuận).

Lưu ý câu cũng như các dự án bô-xít sau này.

Không giải thích nhiều cũng hiểu là còn vô số dự án khai thác bô-xít nữa sẽ được triển khai nhanh chóng.

Cuối cùng giằng co, Quốc hội họp với chả bàn, đồng ý hay không thì rút cục dự án được thực hiện đúng như chủ ý ban đầu của những người chủ trương làm.

Cập nhật thông tin quốc tế tớ quyết định phát ngôn và hành động như sau:

1 – Quyết tâm chống khai thác bô-xít đến cùng.

2 – Nhất là bô-xít được khai thác do người Trung Quốc.

Hô xong hai câu này xong lại tính in áo chống bô-xít đi bán tiếp.

Sẽ có bạn hỏi, thế bị công an tịch thu áo, bắt giam năm ngoái không sợ à?

Xin thưa, không hề sợ. Một khi đã đi buôn thì không bao giờ biết sợ cả.

Sẽ có bạn hỏi.

Hay là có kế gì đối phó?

Xin thưa, chính xác.

Lần này tớ in áo khẩu hiệu rõ như ban ngày.

- Đề nghị chấm dứt khai thác bô-xít ngay lập tức vì ô nhiễm môi trường.

Có điều lần này tớ in bằng tiếng Trung Quốc và bán cho người Trung Quốc. Phản đối việc khai thác bô-xít ở bên Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường, khiến đồng bào láng giềng anh em của tớ bị ảnh hưởng sức khỏe. Chứ không hề hô khẩu hiệu và bán áo ở Việt Nam, nói gì thì nói chứ ở Việt Nam là chủ trương lớn của Đảng, Bộ Chính trị, quần chúng nhân dân nhất trí đồng thuận cao. Tớ chống ở Việt Nam thành chống Đảng, chống nhân dân. Tội gì mà khổ, tớ chống bên Trung Quốc giúp người Trung Quốc anh em cơ.

Các bạn xem bản tin sau, sẽ thấy chủ trương lớn của tớ nếu khả thi thì góp vốn đầu tư nhé.

Dân [Trung quốc] còn đập phá nhà máy bô-xít cơ, in mấy cái áo như tớ là phản đối ôn hòa, ai mà dám bắt được trừ ai đó dám.

Dân Trung Quốc tẩy chay dự án bô xít

Hơn 1.000 dân làng tại một tỉnh giáp biên giới Việt Nam đã đổ ra đường để phản đối tình trạng ô nhiễm từ nhà máy khai thác bô-xít và alumina.



Người dân lo ngại các nhà máy tàn sát môi trường. Ảnh: BBC

BBC dẫn nguồn báo chí Trung Quốc cho biết dân làng tại huyện Tĩnh Tây, thuộc tỉnh Quảng Tây, giáp với biên giới Việt Nam, đã đổ ra đường đầu tuần này để phản đối nhà máy của Tập đoàn Nhôm và Năng lượng Sơn Đông Tân Phát, vốn là một trong các hãng sản xuất nhôm tư nhân lớn nhất Trung Quốc.

Tĩnh Tây là khu vực nổi tiếng về sản xuất bô-xít và alumina, là nguyên liệu thô để sản xuất nhôm.

Chính phủ Trung Quốc vốn ngày càng lo ngại những phản ứng của công chúng về các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm.

Một tuyên bố của Chính phủ được tờ China Daily trích dẫn nói: “Hầu như toàn bộ cư dân ở làng Linh Hoàn tham gia vào việc chặn đường tới huyện Tĩnh Tây chiều hôm thứ Ba”.

Một quan chức địa phương là Tần Vệ Phong được trích dẫn thì nói: “Dân làng rất không hài lòng trong một thời gian dài về tình trạng ô nhiễm môi trường mà nhà máy gây ra”.

Dân làng đã chặn cổng vào nhà máy và phá một số cơ sở sản xuất trước khi giải tán.

Kỳ Duyên

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/07/3BA1E308/

Biết đâu sau vụ này, nhà nước Việt Nam trên tinh thần hợp tác toàn diện hữu nghị với nước bạn Trung Hoa, lại trao huy chương tớ vì có những tư tưởng tiến bộ gắn kết, chia sẻ với nhân dân nước bạn thì đúng là đời chả biết thế nào mà lần. Như là chuyện Tái Ông mất ngựa vậy.

TÌNH HÌNH KHẩN CấP SOS (Bùi Tín)

TÌNH HÌNH KHẩN CấP SOS:


Ai du nhập hiểm nguy - Làm gì để cứu nguy đất nước ?

Bùi Tín

(LÊN MẠNG THứ BA 31, THÁNG BA 2009)

Hiểm họa bôxít là có thật.

Hiểm họa bôxít là cực kỳ nghiêm trọng.

Các trí thức hàng đầu của đất nước ta đã cất lên, khẩn cấp và nghiêm khắc, lời cảnh báo đầy sức thuyết phục.

Mời đồng bào đọc kỹ lại những bài của tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Phạm Đình Trọng, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung, các tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Trọng Vĩnh...

Những tài liệu quốc tế cũng xác minh thêm những hiểm hoạ diệt môi trường và diệt mạng sống con người của chất độc bôxít.

Hôm nay, nữ chuyên gia về môi trường của Liên Hợp Quốc Nguyễn Thùy Trang hiện công tác ở châu Phi góp thêm tiếng nói cảnh báo sâu sắc về nguy cơ của "bụi đỏ" và "bùn đỏ" đối với mạng sống con người. Ở châu Phi, "bùn đỏ" bôxít gây nên dị tật cho thai nhi động vật uống phải nước ô nhiễm; ở châu Úc, "bụi đỏ " bôxít gây ung thư phổi, viêm mũi, biến dạng cổ tử cung cho động vật thí nghiệm. Trên con người, "bụi và bùn đỏ" gây nên khó thở, chóng mặt, buồn nôn, sau đó đau ngực, có thể bị xỉu bất cứ lúc nào. Bụi đỏ nhẹ tung bay mọi nơi, bùn đỏ ngấm vào mọi nguồn nước, gây ô nhiễm sông, hồ, giếng ở những vùng rộng lớn. Rau nhiễm bụi đỏ chứa chất độc. Nước mưa cũng nhiễm bụi độc trong không khí.

Ai là người chủ trương khai thác bôxít ? Đó là 15 người trong bộ chính trị đảng CS, cụ thể là tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đích thân hạ bút ký trong Tuyên bố chung Việt - Trung năm 2008, là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng coi chủ trương khai thác bôxít là "chủ trương lớn của nước ta", là bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm lén lút cho hàng chục ngàn công nhân Trung quốc vào nước ta, rải từ Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, vào Lâm Đồng, Đak Nông, Bình Thuận cho đến tận Cà Mau. Mặc cho lao động ta thất nghiệp lên gần nửa triệu, họ đang có kế hoạch đưa 30 vạn lao động Trung quốc vào nước ta trong năm nay, bất kể việc này đang và sẽ gây nên những xáo trộn về kinh tế, tài chính, văn hoá - xã hội và an ninh phức tạp chưa lường hết.

Bộ chính trị độc đoán bỏ ngoài tai mọi cảnh báo, can ngăn; lo ngại trước yêu cầu mở một cuộc thảo luận khoa học rốt ráo; tảng lờ đòi hỏi tổ chức một cuộc hỏi ý dân; không dám tổ chức cho Mặt trận Tổ quốc phản biện. Họ lao vào hành động, cứ như đất nước này là của riêng họ, ngang nhiên khiêu khích công luận và nhân dân đông đảo.

Chưa bao giờ nhóm lãnh đạo toàn thể bộ chính trị phơi bày bản chất độc đoán, sùng ngoại, quay lưng lại với nhân dân, cúi đầu trước ngoại bang như hiện nay.

Họ coi mỗi ý muốn của Trung Nam Hải - Bắc kinh như ý Trời; coi yêu cầu của nhóm Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo như nghiêm lệnh của cấp trên; họ tự đánh mất tư thế lãnh đạo khi tỏ ra không còn lòng tự trọng của quốc gia, không bảo vệ cuộc sống và quyền lợi của dân tộc này. Nhóm lãnh đạo đất nước, ngồi ở trên cao mà để cho những công dân Nguyễn Thành Sơn, Phạm Đình Trọng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh (đã nghỉ hưu), cô Nguyễn Thuỳ Trang khuyên bảo lời hơn lẽ thiệt, dạy khôn ngoan và đạo đức, mà vẫn không chịu nghe ra, không chịu sáng mắt ra.

Vậy thì mọi công dân thật lòng yêu nước, thật lòng thương dân, chúng ta phải làm gì đây ?

Chúng ta không ở trong một nước dân chủ, không thể chờ một cuộc tổng tuyển cử mới để mời 15 vị ù lỳ tệ hại về nghỉ, tự chọn ra những nhân tài chân chính thật ra không hề thiếu. Việt nam vẫn còn là một trong 55 nước không có tự do trong gần 200 nước trên quả đất. Bế tắc, và nhục. Nước "đèn đỏ tự do", nên chuốc lấy "bụi đỏ" , "bùn đỏ" và mọi tai hoạ khác như tham nhũng, trì trệ hôm nay.

Không thể khoanh tay thúc thủ, để mặc cho hiểm hoạ lù lù đến cho nhân dân và đất nước.

Bạn biết không, bành trướng đang lấn mạnh khi thấy kẻ cầm quyền thúc thủ. Các công ty điện, ximăng, hoá chất, nhôm CHALCO, Nhất An/Quảng Tây giăng cờ xí khắp vùng Qủang Ninh, Hải Phòng, Tây Nguyên, Cà Mau rồi. Họ đi lại như nơi vô chủ. Đất nước lâm nguy !

Mọi sáng kiến xin tìm tòi và phát biểu khẩn cấp.

Từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng lên Tây nguyên hãy xuất hiện khắp nơi khẩu hiệu : "KHÔNG với Bôxít" , " STOP ! Bôxít ! ",

" Ngưng lại !Bôxít! Ngưng lại! lao động nước ngoài ! "

" Hãy mở Hội thảo khoa học về bôxít đã !"

" Bụi đỏ, bùn đỏ bôxít là nguồn chết ! "

" Không phá chè, cafê, tiêu, cao su - nguồn sống xanh của Tây

Nguyên!"

Xin mời các giới, tổ chức, hội...cần và nên tham gia cuộc vận động khẩn cấp bảo vệ màu xanh Tây nguyên :

- Giới bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường ;

- Giởi y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Hội Chữ Thập Đỏ ;

- Giới luật học, luật sư, sinh viên luật:thực hiện luật Môi trưởng; - Các công đoàn, bảo vệ công nhân VN, phản đối đưa ồ ạt lao động nước ngoài vào;

- Các cựu binh sỹ từng tham gia các chiến dịch Tây nguyên và chiến trường Tây nguyên;

- Các hội đoàn công nghiệp và kỹ thuật, các nhà khoa học ;

- Các tổ chức du lịch, bạn của Đà lạt, Lâm Đồng, của Tây nguyên; - Giới báo chí, báo ngày, báo tuần, báo mạng, báo nói, các bloggers tự do, với những bài bình luận, nghiên cứu, thông tin, phóng sự, phỏng vấn, ảnh chụp nhanh, nhậy, kịp thời. Hơn 10 nghìn nhà báo, báo viết, báo nói, báo ảnh, im cả sao !

- Giới tôn giáo : cầu nguyện, tụng niệm, kiến nghị bảo vệ giáo dân (vùng khai thác hiện tại có nhiều bà con dân tộc theo đạo Tin Lành ), cho Quốc thái Dân an, cầu soi sáng những người lãnh đạo mù quáng, tham nhũng, tối tăm ...

Các tổ chức và cá nhân, hãy đánh động dư luận, bàn tán, trao đổi về đề tài Bôxít, những ngày nghỉ, buổi nghỉ, nhân các cuộc gặp mặt, ma chay, đình đám, hội hè, cưới xin ...

Các cử tri địa phương hãy chất vấn mạnh mẽ các đại biểu Quốc hội để buộc bộ chính trị CS phải mở mồm giải trình minh bạch trong khoá họp tháng 4 này.

Đặc biệt các bạn trẻ năng động đầy sáng kiến và nhiệt huyết !

Mỗi người góp một tay, chúng ta sẽ cùng nhau làm nên chuyện lớn. Toà nhà nào cũng làm nên từ từng viên gạch quý.

Xin bà con đồng bào ta đồng tâm nhất trí coi các đề tài đấu tranh nóng bỏng Xuân - Hè 2009 này là :

- chủ quyền quốc gia toàn vẹn trên đất liền, vùng biển và đảo của Tổ quốc : đòi công bố bản đồ chi tiết đường biên giới; đòi đăng ký thềm lục địa mở rộng cho Liên Hợp Quốc trước 13-5-2009.

- từ bỏ ngay việc khai thác bôxít theo thúc ép của ngoại bang, hiểm họa mọi mặt và lâu dài cho đất nước và dân tộc !

- đưa ra xét xử công khai không chậm trễ các vụ tham nhũng lớn PCI, PMU 18 ... và 10 vụ khác như Ban chống tham nhũng đã cam kết (vụ PMU18 kéo dài hơn 3 năm) .

Tình hình khẩn cấp. Tây Nguyên là mái nhà Việt nam.

Đất nước lâm nguy. Trong ngoài câu kết, họ phá ta từ mái nhà phá xuống.

Cả nước đứng cả dậy, thét : không ! không với khai thác Bôxít.

Stop ! Bôxít.

Không ! Việt nam không phải dân hèn, dân loại 2, gánh chịu muôn vàn tai hoạ thay cho dân thượng đẳng, thay cho chủ, như 15 bộ não lãnh đạo mất gốc thôi thúc. Thôi nhé ! Đủ quá rồi !

Keo này thử sức. Gan vàng dạ sắt. Cả nước, trong, ngoài gắn bó, Việt nam ta quyết thắng. Việt nam ta sẽ thắng !

Có phải không ? Cô ! bác ! anh! chị ! các bạn !

Bùi Tín Paris 31-3-2009.

http://www.vnn-news.com/spip.php?article5146

vnn@vnn-news.com

NGƯờI M'NONG NÓI Về Dự ÁN BAUXITE 090614

14:16 - 06 2009 - 16 1387


NGƯờI M'NONG NÓI Về Dự ÁN BAUXITE 090614

Dự án bauxite trị giá nhiều tỷ đô la ở Đắk Nông, Tây Nguyên đang gây nhiều tranh cãi bất chấp chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói dự án nằm trong các 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước'.

Dự án nhằm khai thác quặng nhôm này đã thu hút được sự thảo luận của đông đảo các giới và ngay cả Đại tướng Võ Nguyễn Giáp cũng tham gia với ý kiến không nên thực hiện dự án.

Cùng ý kiến với ông Võ Nguyên Giáp là thầy giáo Y Long, người nói rằng ông là thầy giáo dạy cấp ba duy nhất người M'Nong ở tỉnh Đắk Nông, nơi dự án bauxite sẽ được thực hiện.

Người M'Nong theo lời thầy giáo Y Long chiếm gần 40% dân số Đắk Nông (tổng số dân trong tỉnh khoảng 500.000 người) và sống trên 90% diện tích đất đai của tỉnh.

"Dân đang lo lắng cái nguồn lợi chính để người dân địa phương được hưởng lợi từ khai thác đấy thì cũng không mặn mà lắm, không đồng tình lắm, tốt nhất không nên làm là tốt nhất.

''Ngay hiện nay tuyển công nhân để khai thác cái quặng đó mà người dân địa phương hình như không được đào tạo. Đào tạo kỹ sư rồi đào tạo chuẩn bị nhân lực cho khai thác quặng thì người địa phương bản địa không hề biết gì hết.''

Thầy giáo Y Long cũng nói rằng người bản địa cũng khó có thể cạnh tranh trong việc kinh doanh thương mại phục vụ cho công trình khai thác do họ quá nghèo và kinh tế thị trường vẫn còn là điều xa lạ.

Ông Y Long cho biết có hộ thu nhập hàng tháng chỉ tính bằng vài chục đô, có hộ không đủ gạo để ăn.

Theo thầy giáo này, lượng bauxite sẽ vẫn còn đó và Việt Nam có thể khai thác khi nào thích hợp hơn.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng dự án sẽ có tác động tốt cho Đắk Nông.

Ông K'Bot, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nói các địa điểm của dự án bauxite nằm cách trung tâm tỉnh từ 15-30Km và ở các vùng đất trống, đồi trọc hầu như không có dân cư.

Mặc dù vậy ông cũng bày tỏ sự lo ngại về việc hội nhập những người nhập cư vào cuộc sống ở Đắk Nông.

Ảnh Tây Nguyên của độc giả BBC Nhựt Long
Du khách có thể cưỡi voi tại buôn Đôn với giá 8USD/30 phút. Cảm giác rất ấn tượng. Nếu cưỡi voi tại hồ Lak (hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất VN), du khách được nài voi đưa qua hồ.

Phóng viên Không biên giới tố cáo Việt Nam ngăn cấm thông tin về tác hại của đề án bauxite100603

Phóng viên Không biên giới tố cáo Việt Nam ngăn cấm thông tin về tác hại của đề án bauxite100603


Thanh Phương
Bìa bản báo cáo của Phóng viên Không biên giới ngày 03/06/2010 tố cáo Việt Nam ngăn chặn thông tin về tác hại của việc khai thác bauxite.

Ngày 03/06/2010, tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières), trụ sở tại Paris công bố bản báo cáo: «Những cuộc điều tra nhiều hiểm nguy: Nạn phá rừng và các vụ ô nhiễm». Bản báo cáo lên án những hành động sách nhiễu, bắt bớ ngày càng nhiều trên thế giới nhắm vào các phóng viên điều tra về những vụ phá hoại môi trường. Trong phần nói về Việt Nam, bản báo cáo mô tả cách thức mà chính quyền Hà Nội tìm cách bóp nghẹt mọi tranh luận về tác hại của các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do một công ty Trung Quốc thực hiện.

Theo RSF, hồ sơ bauxite Tây Nguyên rất nhạy cảm đã khiến nhiều nhà báo và blogger Việt Nam bị bắt bớ, giam cầm. Bản báo cáo nhắc lại vụ Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam, đã bị công an kêu lên «làm việc» trong suốt một tuần [22 ngày - BVN]để ép buộc ông từ bỏ việc điều hành trang này. Công an cũng đã khám xét nhà ông và tin tặc đã đánh phá trang Bauxite Việt Nam, khiến trang này đã nhiều lần thay đổi địa chỉ.

Theo đánh giá của Phóng Viên Không biên giới, trong một quốc gia mà đảng độc quyền ngăn cản sự hình thành của báo chí tự do, trang mạng này đã được 17 triệu người truy cập tính đến cuối năm 2009 và đã nhanh chóng trở thành một nơi trao đổi thông tin trên vấn đề bauxite, cũng như là nơi phản kháng chính quyền.

Báo cáo cũng nhắc lại chính là để bóp nghẹt cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề này mà Chính phủ Việt Nam vào năm ngoái đã ra quyết định 97 hạn chế việc phản biện của các nhà khoa học và qua quyết định này buộc Viện nghiên cứu phát triển của Tiến sĩ Nguyễn Quang A phải đóng cửa.

Mặc dù bị ngăn cấm, nhưng giới blogger Việt Nam đã tham gia rất đông đảo vào việc điều tra và bình luận về tác hại của các dự án bauxite, bởi vì báo chí trong nước, do phải tự kiểm duyệt, chỉ đăng những ý kiến thuận lợi cho những dự án này.

TP

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100603-phong-vien-khong-bien-gioi-to-cao-viet-nam-ngan-cam-thong-tin-ve-tac-hai-cua-de-an