Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Di Sản Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa: Hình Ảnh Trăng Trong Giòng Nhạc Việt



Di Sản Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa: Hình Ảnh Trăng Trong Giòng Nhạc Việt

1.    Trăng được thi vị hóa trong giòng nhạc dân tộc Việt Nam
2.    Trăng nói lȇn sự lạnh lẽo, cô đơn, ma quái, ám ảnh, chia cắt trong thời bình cũng như thời chiến
3.    Trăng mang ý nghĩa sự lãng mạn, mơn trớn, cảm giác sâu kín thay vì tình yȇu trong tối tăm không thể diễn tả cho nhân vật thứ ba (người xem).
4.    Trăng tròn nói lȇn sự thanh bình trȇn sông nước hay nơi thôn dã.
5.    Trăng tàn nói lȇn suốt chiều dài đȇm gặp gỡ đến rạng sáng.
6.    Trăng mang ý nghĩa đȇm; vì vậy, hiếm khi có hình ảnh mặt trời tượng trưng cho ban ngày.
7.    Trong bìa bài Nhạc Rừng Khuya (Lam Phương,) vẽ trăng khuyết để cân bằng với đống lửa đỏ rực. Trăng khuyết cho biết đó là đȇm, nếu không có trăng khuyết người xem không biết đó là đȇm hay ngày.
8.    Giảm bớt ánh sáng tỏ của trăng tạo nȇn chút riȇng tư (privacy) bằng cách vẽ trăng tròn, nhưng khuất sau cành lá. Vì trăng sáng tỏ quá làm giảm sự lãng mạn. Nhưng sự chia ly giữa người lính và người con gái trong đȇm tiễn anh đi thường dưới trăng tròn cho thấy hình ảnh người con gái can đãm, tự do, nhận lấy một quyết định tình yȇu của mình dành cho người tình là lính mà không hề sợ hãi cho quyết định của mình. Trong trường hợp này vầng trăng tròn như là một chứng nhân cho tình yȇu hai người.
Cám ơn tất cả những văn nghệ sĩ đã lưu trữ và phổ biết những tờ nhạc để những thế hệ Việt Nam nối tiếp học hiểu những sự hay đẹp trong văn hóa âm nhạc thời VNCH. Hầu hết những nhạc sĩ thời VNCH đã cống hiến tài năng và sự nghiệp văn hóa âm nhạc VNCH lưu truyền cho thế hệ trẻ và người dân trong nước mãi đến hôm nay, nhưng thật bất hạnh thay, dưới chế độ cộng sản đã có nhiều người trong số họ đã chịu biết bao đau khổ, đói, bệnh tật, phân biệt, ngược đãi, vùi dập, giết chóc đến chết.
Hoàng Hoa
Giáng Sinh
12/25/2019
         

   






















     
             
   
























  
  

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Tiểu Sử Nhạc Sĩ Mạnh Phát (1929-1973)


Tiểu Sử Nhạc Sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Hoàng Hoa – www.saigonfilms.com

1.    Nụ Cười Sơn Cước (Tô Hải – 1952) Nhóm Âm Nhạc Ðồng Nai 1952, Giấy phép 24/5/1952 Nha Thông Tin Nam Việt. In tại nhà in Nam Hải - Sàigòn. Mạnh Phát hát. Ðiều này có nghĩa khi Mạnh Phát từ giã mẹ Ông để vào Nam Ông là một ca sĩ.
2.     Ai Về Sông Tương (Thông Ðạt – 1954). Ấn phẩm Tinh Hoa Huế. Mạnh Phát hát. Có lý do để tin rằng Nhạc sĩ Mạnh Phát đã dừng chân tại Huế cho đến sau năm 1955 Ông mới vào Sàigòn. Tại Huế năm 1955, Mạnh Phát đã bắt đầu sáng tác nhạc. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt – 1955) Ấn phẩm Tinh Hoa - Huế, Mạnh Phát hát. Năm 1954 là năm chia đôi đất nước, có thể sự chia cách đó hai bờ vĩ tuyến khiến Nhạc sĩ Mạnh Phát sáng tác Ai Về Quȇ Tôi, lời thật thiết tha như than khóc “Ai đi về phía quȇ tôi, làm ơn cho nhắn vài lời nhớ thương.”
3.    Vì vậy, Mạnh Phát không hát bài 388. Lời Người Ra Ði (Trần Hoàn -1951, Copyright 1954 by Hoàng Thi Thơ – Sàigòn, nhà xuất bản An Phú ấn hành lần 3 tại Sàigòn. Bài Lời Người Ra Ði thật ra do chính Hoàng Thi Thơ ghi trȇn Sheet nhạc lấy bản quyền. Trần Hoàn không có bản quyền bài này, cũng không có chứng minh cho thấy Mạnh Phát hát bài Lời Người Ra Ði của Trần Hoàn. Trȇn bìa sau của 452. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt-1955) có list của những bài nhạc và tȇn tác giả do nhà Xuất bản Tinh Hoa do Ông Tăng Duyệt làm Giám đốc ấn hành 1955, nhưng bài Lời Người Ra Ði không phải tȇn tác giả Hoàng Thi Thơ, và không có tȇn Hoàng Thi Thơ là tác giả của tác phẩm nào, trái lại Lời Người Ra Ði có tȇn tác giả Trần Hoàn (1928-2003)
4.    Anh Ðã Về (Mạnh Phát – 1955) Ấn phẩm 1955 của Tinh Hoa - Huế.
5.    Chuyến Ði Về Sáng (Mạnh Phát – Nhật Trường? 1962).
6.    Phố Vắng Em Rồi (Mạnh Phát – Nguyễn Ðan Thanh 5/5/1965).
7.    Ngay trong list những tác phẩm và tȇn tác giả của nhà xuất bản Tinh Hoa (Huế) 1955, Mạnh Phát có đến 5 bài nhạc do Ông sáng tác: 410. Trăng Sáng Trong Làng (Tiến Ðạt,) 422. Anh Ðã Về (Mạnh Phát,) 446. Mong Người Chiến Sĩ (Thúc Ðăng,) 451. Khúc Nhạc Ðồng Quȇ (Thúc Ðăng,) 452. Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt.)
8.    Sương Lạnh Chiều Ðông (Mạnh Phát – 1963) được xem là thời gian cực điểm rực rỡ của tài năng Mạnh Phát.
Hoàng Hoa
Dec. 18, 2019

Nghi Lễ Chào Cờ và Tưởng Niệm Cố Nhạc Sĩ Trúc Phương lần thứ nhất 15/9/2019



Nghi Lễ Chào Cờ và Tưởng Niệm Cố Nhạc Sĩ Trúc Phương lần thứ nhất 15/9/2019




Nghi Lễ Chào Cờ và Tưởng Niệm Cố Nhạc Sĩ Trúc Phương (A video clip) 15/9/2019

Video

Nghi Lễ Chào Cờ và Tưởng Niệm Cố Nhạc Sĩ Trúc Phương 1

https://www.youtube.com/watch?v=vSltqJp0-dA




Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Ba cuộc chia tay trong giòng nhạc Mạnh Phát 1955, 1963, 1962



Ba cuộc chia tay trong giòng nhạc Mạnh Phát 1955, 1962, 1963

Trong bài Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt - 1955,) Nhạc sĩ Mạnh Phát lấy bút danh Tiến Ðạt
có nói hứa với mẹ Ông một ngày về chiến thắng, nhưng Ông đã vào Nam trước năm 1955 vì tập nhạc này in tại miền Nam do Nhà xuất bản TINH HOA, Huế 1955. Do đó, Mạnh Phát khi hát bài Ai Về Quȇ Tôi khoảng năm 26 tuổi. Năm 1946 là năm Việt Minh kȇu gọi toàn quốc kháng chiến, tiȇu thổ kháng chiến chống Pháp, nhưng Ông không tập kết theo Việt Minh mà vượt tuyến vào Nam vì vĩ tuyến 17 có năm 1954. Ông cũng nói “nhớ lời mẹ khuyȇn, và mong ngày về chiến thắng” nȇn cuộc ra đi vào Nam của Ông có phần nào có ý của mẹ Ông. Trong tờ nhạc Ông có ghi kính tặng mẫu thân Ông và viết tắt T.Ð.


Image result for ai ve que toi music sheet








Image result for ai ve que toi music sheet


Cuộc chia tay thứ hai thật lộng lẫy trong tác phẩm Chuyến Ði về Sáng (1962) nồng nàn, tha thiết, cuộc chia tay vào rạng sáng tại một sân ga mà tiếng còi tàu như xé nát không gian, xé nát tâm can người con gái khi nàng đứng chơ vơ giữa sương khuya nhìn theo bóng con tàu đưa người yȇu là lính mang đầy hành trang trȇn vai đi ra vùng biȇn ải.

 
 



Rồi 8 năm sau.
Trong bài Sương Lạnh Chiều Ðông (1963) Mạnh Phát có nói về người con gái tiễn người yȇu bỏ học mà đi vào “bưng,” “Anh lȇn đường lạc hướng, Em ở lại sầu thương. Ðȇm chập chùng buông lȇn giấc mộng, Em vẫn thường gặp Anh như lúc xưa nơi sân trường.” Sau này các ca sĩ Phương Dung, Sơn Tuyền,.. đều hát “Anh lȇn đường trăm hướng” là sai lời vì sợ rằng nhắc lại sự việc các học sinh miền Nam “lạc hướng, đi vào bưng” theo Việt cộng; tuy nhiȇn, sự sửa lời này tạo nȇn một ấn tượng mới và tốt đẹp hơn, những người lính VNCH ra đi khắp bốn phương trời (Anh lȇn đường trăm hướng) rồi sẽ trở lại; dĩ nhiȇn, người lính bộ đội đâu có lȇn đường trăm hướng. Những người lính VNCH này hiện nay đã trở về vì hình ảnh họ đang hiện hữu khắp nơi trong không gian đất nước Việt Nam.


Chúng ta sẽ xem xét những tác phẩm của Mạnh Phát trong thời gian sắp tới.