Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Việt Nam bị tác động nào khi Mỹ tariff 200 tỉ hàng hóa TC?



Việt Nam bị tác động nào khi Mỹ tariff 200 tỉ hàng hóa TC?

Chiến Tranh Kinh Tế Mỹ-Trung Cộng có tác động gì đến Việt Nam?
Nếu không có gì thay đổi ngày thứ Sáu 7 tháng 9, 2018 chính phủ Mỹ sẽ áp dụng thuế quan nhập cảng (tariff) từ 10% đến 25% cho trị giá 200 tỉ đô la hàng nhập cảng của Trung cộng vào Mỹ. Ðây là giai đoạn (trance) 3 của cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ và Trung cộng, và cũng là giai đoạn quan trọng nhất mà Mỹ nhằm đột phá phòng tuyến kinh tế và đi sâu vào khu vực tiểu thủ công nghệ của Trung cộng. Nếu giai đoạn 4 áp dụng thuế tariff lên thêm 250 tỉ đô la nữa của các mặt hàng khác của Trung cộng thì chỉ là hậu quả mặc nhiên (by default,) nhưng giai đoạn 3 này chính là giai đoạn công phá xuyên thủng phòng tuyến kinh tế của Trung cộng trắc nghiệm giá trị đích thực của nền kinh tế và thị trường của Trung cộng và từ đây sẽ tạo nên sự cọ xát với thị trường kinh tế Việt Nam.
Dưới sức ép của Trung cộng, Việt cộng chấp nhận vai trò chư hầu (vassal) và chắc chắn sẽ mở cửa cho các loại sản phẩm tiểu thủ công nghệ của Trung cộng chạy vào Việt Nam vì bị ngăn chặn với tariff không vào Mỹ được.
Nhìn nhận đồng yuan có giá trị pháp lý, Việt cộng chấp nhận có những khu kinh tế mà Trung cộng thao túng và tự ý thiết lập dọc theo biên giới phía Bắc mà không có giới hạn địa lý ràng buộc. Ðiều này dẫn đến việc Việt cộng chấp nhận sự hiện diện hợp pháp mà không có kiểm soát tất cả người dân Trung cộng dọc theo biên giới phía Bắc.
Xem lại các thông tin có những tác động mạnh (impacts) của giai đoạn 3 áp đặt thuế tariff lên 200 tỉ hàng Trung cộng nhập cảng vào nước Mỹ đối với Việt Nam:
1.   Ngày 17 tháng 2, 1979 Trung cộng tấn công quân Việt cộng trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Quân Trung cộng đã tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 40km, sau khi cài đặt mìn bẫy trong vùng chiếm đóng, quân Trung cộng rút lui trên danh nghĩa tuyên bố, nhưng vẫn còn chiếm đóng quân tại nhiều nơi.
2.   Ngày 2 tháng 5, 1984 Việt cộng ra quân tái chiếm núi Lão Sơn cao điểm 1509 (cao độ 1422m,) Trung cộng đã phản công bằng cách phủ trùm lên toàn khu vực với những đợt pháo kích dữ dội, mặc dù Việt cộng cố gắng tái chiếm Lão Sơn nhưng phải bỏ cuộc. Lão Sơn rơi vào tay Trung cộng. khoảng 4.000 quân Việt cộng đã tử trận, nhưng chỉ đem về khoảng 1.000 tử sĩ chôn cất, số còn lại đã phải bỏ xác trên chiến trường núi rừng.
3.   Ngày 14 tháng 3, 1988 hải quân Trung cộng thề quyết giết hết toán lính hải quân Việt cộng (một số đang đứng cắm cờ trên bãi đá Gạcma) trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau đó hải quân Trung cộng dùng đại bác 40ly bắn và hạ sát hết toán lính hải quân Việt cộng đang cắm cờ tại bãi đá Gạcma. Khoảng 64 lính hải quân Việt cộng bị giết.
4.   Năm 1999, sau những ký kết phân định biên giới trên bộ, Trung cộng đã chiếm của Việt Nam thác Bản Giốc, vùng núi Lão Sơn, vùng đất phía Nam Ải Nam Quan trong lãnh thổ Việt Nam, bãi Tục Lãm của Việt Nam. Cho đến nay tháng 9 năm 2018 bản đồ biên giới trên đất liền Việt cộng vẫn chưa công bố cho người dân được biết.
5.   Ngày 25 tháng 12, 2000 theo sự phân ranh Vịnh Bắc Bộ, Trung cộng đã chiếm được hơn 11.000km2 biển so với phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Pháp và Trung Hoa năm 1887
6.   Năm 2005 Trung cộng ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam ra khơi đánh cá. Hải quân Trung cộng đã bắn chết ngư dân Việt Nam, ủi đâm chìm tàu cá, bắt ngư dân đòi thân nhân trả tiền chuộc.
7.   Ngày 1 tháng 11, 2007 Nguyễn Tấn Dũng bán đất Tây Nguyên cho Trung cộng khai thác Bâu Xít. Ngày 1 tháng 11 năm 2007, (Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.)
8.   Ngày 11 tháng 6, 2018 Quốc Hội Cộng sản Việt Nam dự trù thông qua Luật Ðặc Khu cho 3 đặc khu Vân Ðồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc để dâng đất Việt Nam cho Trung Cộng.
9.   Ngày 28 tháng 8, 2018 Việt cộng đã cho Trung cộng lưu hành tiền Nhân dân tệ (yuan) tại khu biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Trung cộng đã chính thức xâm nhập lãnh thổ Việt Nam trá hình bằng cách thức kinh tế.

Những thông tin lịch sử trên cho người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại hiểu rõ những hậu quả xa gần mà cuộc chiến kinh tế giữa Mỹ và Trung cộng có thể tác động đến Việt Nam trong những ngày sắp đến.
Hoàng Hoa
09/06/2018