Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Những Kiến Trúc Sư cho bài Diễn văn TT Obama

Những Kiến Trúc Sư (Architects) cho bài diễn văn TT Obama đọc tại Trung Tâm Nghị Hội Quốc Gia (Hà Nội, Việt Nam) theo tôi suy đoán ít nhất là 3 người dựa theo những chi tiết qua những bài viết trên báo chí Hà Nội và cá nhȃn tôi tham khảo. Theo Peter Zinoman, một giáo sư tại Ɖại học Berkeley, Ca USA thì một người chấp bút đã gọi ông đưa vào bài diễn văn một số ý tưởng Việt Nam. Những chi tiết này của ông đã được xem xét và lý luận để có sự chấp thuận trước khi được chính thức đưa vào bài diễn văn. Bài diễn văn có thể được Elizabeth Phú xem qua vì bà là một trong những cố vấn hàng đầu của TT Obama về các chính sách tại Á Châu. TT Obama có thể xem qua và quyết định bài diễn văn này. Elizabeth Phú có thể phần nào hiểu rõ các chi tiết Peter Zinoman, nhưng những vấn đề lịch sử Việt Nam có thể Phú chưa chắc hiểu sâu sắc vì khi vượt biên ra đi khỏi Việt Nam cô còn quá bé và sau đó định cư ở Mỹ (1978) khoảng 1 tuổi. Peter Zinoman thì trái lại, ông đã từng nhận được Giải Thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh (Việt cộng) vì “có công phổ biến văn hóa Việt ra thế giới” nên sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam có thể gói trọn trong các hiểu biết nhất định nhưng vẫn nông cạn.
Phú đã tháp tùng với TT Obama trong chuyến đi ba ngày ở Việt Nam.
Những link sau đây giúp ta có tầm nhìn về các nhân vật kiến trúc cho bài diễn văn TT Obama tại Việt Nam ngày 24/05/2016. Ɖối với tôi bài diễn văn này có giá trị bình thường và có thể kém giá trị lịch sử, chỉ trừ một cốt lõi quan trọng nhất trong bài có tính cách chiến lược nhất mà ta cần nên biết bởi vì nó có thể liên quan đến người Việt tại hải ngoại khi Mỹ Việt tiến đến một giai đoạn phát triển mới.
Ba paragraphs cốt lõi của TT Obama Address:
Chúng ta cũng không nên quên rằng việc hàn gắn giữa hai nước đã có những đóng góp lớn lao của những cựu binh vốn đã từng đối mặt ở hai đầu chiến tuyến. Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn. Hãy nhớ tới tất cả những cựu binh, cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đã giúp chúng ta hàn gắn và gây dựng những mối quan hệ mới. Ít ai có thể làm nhiều hơn thế trong lĩnh vực này qua nhiều năm so với cựu Trung úy Hải quân, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng có mặt ở đây ngày hôm nay. Thay mặt cho tất cả mọi người, xin trân trọng cảm ơn John vì những nỗ lực vượt bậc của mình. (Vỗ tay). 
 
Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.
 
Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác. “

Trȃn trọng,
Hoàng Hoa

Ɖêm Memorial Day 2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét