Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Nhận xét về bài Diễn Văn của Tổng Thống Obama tại Việt Nam


Bài Diễn Văn của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama (TT Obama) đọc tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia (Hà Nội, Việt Nam) ngày 24/05/2016 được đăng cùng với bản dịch Việt ngữ trên Web Site Ɖại sứ quan Mỹ tại Hà Nội.

Thoạt đầu, tôi cho bài Diễn văn đó là do bà Elizabeth Phu gợi ý, một nữ cố vấn cho TT Obama về các vấn đề Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ viết, nhưng sau đó tôi mới biết đó là do phần lớn những gợi ý của Peter Zinoman, một Giáo sư trường Ɖại học Berkeley, Ca USA đang dy môn Lịch sử cùng môn Nghiên cứu Nam Á - Đông Nam Á. Peter Zinoman có người vợ Vit Nam là Nguyễn Nguyệt Cầm. Xem xét các Notes*  sau đȃy mi thy s yếu kém trong hiu biết giòng lch s Vit Nam ca Zinoman. Note* là note ca Hoàng Hoa, Trưng Ban Biên Tp SaigonFilms và Blog Quan Ɖim Vit Nam đưc in nghiêng. Bài này đưc đăng ti trên Blog Quan Ɖim Vit Nam 

Sau đȃy là một số nét chính trong bài Diễn Văn của TT Obama 24/05/2016 và Notes*:

Nhưng giống như cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”. 

Note*: Trích dẫn này thực tế không phù hợp một sự so sánh giữa Việt Cộng và vua Nhà Lý. Việt Cộng không chính nghῖa, nhưng Nhà Lý có chính nghῖa. Lý Thường Kiệt có quyền nói câu nói này để cổ võ lòng yêu nước chiến đấu chống quân Tống, còn Việt cộng không thể nói được vì đó là một chế độ không phù hợp lòng dȃn. Không nên dn chng câu này vì gây s khó hiu lm tưng Vit cng là có chính ngha.


Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn.

Note*: Trong Thế Chiến Thứ 2 (1939-1945,) người Mỹ đã bí mật đến Việt Nam, và nhờ Việt Minh giúp đỡ trong những công tác bí mật chống Nhật; thí dụ, nếu những máy bay Mỹ khi bay oanh tạc Nhật Bản đã lâm nạn và rơi hạ cánh trong vùng Việt Minh chiếm đóng hoặc phá hoại đường xe lửa. Toán OSS Deer Team đã chỉ ở chiến khu Việt Minh trong 2 tháng thì quân Nhật đã đầu hàng, sau đó toán OSS Deer Team này đã trở về Mỹ, không nghe nói gì v máy bay M b bn rơi mà ch có Deer Team bí mt nhy dù xung chiến khu Vit Minh thôi.


Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến. Ở cả hai nước, những cựu binh và gia đình của những người đã ngã xuống vẫn đau đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất. Đúng như ở Mỹ, chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc chiến, chúng ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở rộng vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng, chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và cùng thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.

Note*: Sự hoà giãi không nên là một cái nhìn đơn phương. “Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa,” là chỉ nói về các chiến binh Việt cộng, nhưng TT Obama cần phải hiểu về sự hy sinh to lớn mà dân quan cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh cho lý tưởng chống cộng sản, sự hy sinh cao cả của họ cho một sự thật, công lý và sát cánh bên quân đội đồng minh Mỹ. Nếu nhìn vào sự thật thì TT Obama chỉ nên nói về sự chết chóc của người cộng sản Việt Nam, chứ không thể đặt sự hy sinh của các cán binh Việt Cộng so sánh với sự hy sinh của quân đội Mỹ. Nếu nói hai phía, TT Obama cần phải nói về sự toàn diện của cuộc chiến bao gồm cả sự hy sinh của quȃn dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà nữa.


Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Note*: Nếu sự thực có những thành tựu đó, thời gian là 41 năm không gọi là ngắn được k t sau Vit cng chiếm min Nam. So sánh với Taiwan, Singapore, Philippine và Trung cộng thì Vit Nam có thể tụt lùi 100 năm.


Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.

Note*: Sự thật không cần phải lấy lời nhạc của Văn Cao. Hãy lấy thí dụ về tình yêu con người của nước Mỹ khi những tàu bệnh viện Mỹ cập bến Việt Nam để cứu trợ và chưa bnh vì mục đích nhân đạo. Hằng năm người Việt Nam trên thế giới, mà Việt cộng gọi là “Kiều bào hải ngoại” gởi về Việt Nam hằng tỷ đô la, đó là tình yêu đó. Việt cộng có thể lấy hằng tỷ đô la này bỏ vào túi chúng.


Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả mênh mông – trong đó có một số người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình sau nhiều thập niên – và những người như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).

Note*: Trịnh Công Sơn trốn quân dịch, và là nhạc sῖ phản chiến, nghῖa là Trịnh Công Sơn không muốn cuộc chiến tranh, và dῖ nhiên không muốn Mỹ đến Việt Nam. “Nối vòng tay lớn,” theo Trịnh Công Sơn là Nam Bắc đoàn kết, dῖ nhiên là không muốn có quân đội Mỹ ở Việt Nam. Sau này khi Trnh Công Sơn li Vit Nam, Vit cộng cũng chẳng cần thiết gì, khen thưởng gì cho đến khi anh ta chết vì bệnh tiểu đường.


Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình ... tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Note*: Thật ra, để xây dựng một niềm tin, không cần phải lấy thơ văn trong Kiều. TT Obama có l không biết rằng Kiều là một gái chn lu xanh, không thể so sánh niềm tin của nước Mỹ với niềm tin của một gái trong chốn lầu xanh đưc. Do đó, một minh chứng bng truyện Kiều có thc s thuyết phục mọi người tin vào nước Mỹ không?
Trong bài Diễn văn của TT Obama có nhắc đến Thiền sư Nhất Hạnh, Nhất Hạnh là người phản chiến trong chiến tranh Việt Nam bị chính phủ Việt Nam Cộng Hoà trục xuất không cho về nước năm 1973.

Nói chung Peter Zinoman đã đưa ra những trích dẫn và ngụ ý mơ h và gây nhiu hiu lm. Bài Diễn Văn của TT Obama vì vậy kém ý nghῖa trong sáng và làm cho các vấn đề nóng khác bị mờ nhạt.

Hoàng Hoa
Trưng Ban Biên Tp SaigonFilms

05/29/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét