Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014


Tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung 1885-1887 bản Việt ngữ do Sông Hồng dịch (2002) từ tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin (SLFdT) của Bác sῖ hải quȃn Paul Marie Neis (1852-1907) kể từ tháng Tư 2014 sẽ được Nam Dao phụ trách Chương trình phát thanh Chuyện Dȃn Tôi (Úc chȃu) đọc và thu ȃm suốt chiều dài tác phẩm, được phát thanh trên hệ thống phát thanh Úc chȃu cũng được phát thanh trên Internet tại Web Sitewww.chuyendantoi.com và sau đó được dùng thực hiện cho video. Phần phȃn tích ghép âm thanh và lồng hình ảnh và xȃy dựng cấu trúc video sẽ được thực hiện tại Hoàng Hoa audio video lab, Mountain View Ca USA.

Sơ lược những ngày tháng lịch sử của Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887:
1. Cuối năm 2001, những bài viết, những thông tin về đường biên giới Việt-Trung đã tràn ngập trên báo chí, Internet cùng với biết bao người Việt Nam phẩn nộ hay tin việc cộng sản Việt Nam nhượng bộ bán những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc cho Trung cộng. Luật sư trẻ Lê Chí Quang phản đối Việt cộng và bị bắt, ký giả VC Bùi Minh Quốc đi lên biên giới Việt-Trung cũng bị bắt, nhiều du khách Việt đã đến tận thác Bản Giốc chụp ảnh, nhiều người lục tìm lịch sử cửa ải Nam Quan. Ɖặc biệt, tại Pháp ông Trương Nhȃn Tuấn chuẫn bị cho tác phẩm nghiên cứu lịch sử đường biên giới Việt-Trung của ông qua tài liệu lịch sử tại thư viện Aix en Provence tại Pháp.

Thời gian này Sông Hồng đang theo học Master Degree Computer Science tại trường đại học San Jose State University, Ca USA và đã viết một program nhỏ để tìm kiếm tài liệu biên giới Việt-Trung trên toàn thế giới. Thời gian này Search của Yahoo™, Google™, Amazon™ và ngay cả Thư Viện Quốc Gia Pháp vẫn còn trong thời kỳ phôi thai. Công việc tìm kiếm tài liệu phải sử dụng kỹ thuật usernet và trên đường điện thoại dial-up vào tận trong các thư viện của các trường đại học Hoa Kỳ. May mắn chúng tôi tìm thấy tác phẩm The Sino-Vietnamese Border Demarcation 1885-1887 ở Thái Lan do Walter E. J. Tips dịch SLFdT sang Anh ngữ được chúng tôi ordered mua ngay lập tức để tham khảo. Anh Francois Colin từ nước Pháp gởi tặng Sông Hồng bản copy của SLFdT, anh Nguyễn Tấn Lộc từ nước Pháp gửi tặng CD gồm hình ảnh Việt Nam do bác sῖ Hocquard chụp vào các năm 1887-1890. Toàn bộ những công trình tìm thấy được bố trí ngay lập tức để phác họa sơ đồ cho một tác phẩm Việt ngữ về đường biên giới nước Việt Nam và nước Tàu. Những bản đồ biên giới Việt-Trung do quȃn đội Hoa Kỳ lưu trữ tại Boulder, Colorado USA và các sῖ quan Pháp tại các quȃn khu biên giới vào các năm 1890, 1900’s vẽ tàng trữ tại thư viện Trái Ɖất thuộc đại học Stanford University, Palo Alto Ca được mua ngay và được đọc phȃn tích hổ trợ cho tác phẩm Nhật Ký sắp ra đời. Ɖȃy không phải là một Hồi ký của P. Neis mà là một Nhật Ký vì hình thức ghi chép của P. Neis tính từng ngày cho các hoạt động khảo sát và ký kết hiệp ước trên biên giới Việt-Trung trong 2 năm 1885-1887.

Sơ đồ cho Nhật Ký được phác họa xong, chúng tôi quyết định font chữ Việt xử dụng là Unicode Microsoft Word™ đẹp hơn fonts UNI và VPS, giấy cho sách là loại giấy đặc biệt đắc tiền có độ sáng 108, hình bìa là toàn cảnh thác Bản Giốc, hình bìa sau là ải Nam Quan năm 1885 và trống đồng Việt Nam. Trên mỗi trang giấy có in ẩn domain name www.viettrade.net. Vì tác phẩm quá mới lạ và vì để bắt kịp thời gian cho phát hành và bán ra công chúng vào dịp Tết và thời điểm sôi bỏng, sách Nhật Ký đã không mang một lời giới thiệu của ai khác hơn lời giới thiệu của chính người dịch Sông Hồng.

2. Ɖầu năm 2002, sách được bán với giá tượng trưng cho người Việt Nam đọc, người mua đầu tiên là một phụ nữ tên Innes Tuyết Nguyễn. Vào mùa Tết sách được bán rất nhiều gần 60 quyển trong vài giờ tại chợ Tết Cộng đồng Việt Nam Bắc California tại trường Trung Học Overfelt, San Jose, Ca USA. Những năm sau đó sách được bán tại các chợ Tết San Jose Fairground, Hội Tết San Francisco, Trung Tȃm Cộng Ɖồng VN San Francsico, sách được chuyển về Việt Nam. Tại San Francisco người mua đầu tiên tác phẩm là ông Huỳnh Khắc Minh tại Hội Cao Niên San Francisco và ông Ɖoàn Thủy tại Trung Tȃm Cộng Ɖồng Việt Nam San Francisco. Sách được gởi bán tại một nhà sách ở San Jose, Ca USA.

3. Năm 2003, 2004 ba tác phẩm khác kế tiếp ra đời, Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung, Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt-Trung và Chiến Tranh Trên Biên Giới Việt Trung và được bán ra công chúng.

4. Mười hai năm sau. Ngày 13 tháng 2, 2014 quyển sách Nhật Ký duy nhất cuối cùng và cũng chính là quyển sách đầu tiên của hơn 300 quyển sách được in ra đã từ thành phố Sunnyvale, Ca USA được gởi sang nước Úc. Ɖó là quyển sách Nhật Ký thȃn yêu nhất với những dấu vết in ấn đầy ắp kỷ niệm nguyên thủy được Sông Hồng quyết định gởi sang nước Úc cho một dự án chuyển âm và đã vượt Thái Bình Dương và Ấn Ɖộ Dương để đến Úc chȃu. Quyển sách Nhật Ký thȃn thương này đã đến nước Úc ngày 15 tháng 3, 2014, người nhận sách chính là Nam Dao – phu nhȃn của nhạc sῖ Phan Văn Hưng - người phụ nữ phụ trách Chương trình phát thanh Chuyện Dȃn Tôi tại nước Úc. Theo dự trù, tác phẩm Nhật Ký sẽ được Nam Dao đọc trên chương trình phát thanh tại nước Úc, sound file được lưu trữ và sẽ được chuyển sang Mountain View, Ca USA để ghép âm trong tác phẩm video lịch sử Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887. Tất cả cuộc ghép âm và ghép hình cho vào video sẽ được thực hiện tại Hoàng Hoa Audio Video Lab SaigonFilms với tất cả kỹ thuật hardware và software mới nhất hiện nay dành cho DVD và Blu-Ray video.

Nếu dự án ghép âm Nhật Ký hoàn tất, đȃy là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một tác phẩm lịch sử biên giới Việt-Trung được thực hiện bằng những kỹ thuật cao cấp nhất và giòng lịch sử dȃn tộc được chuyển đi trên toàn trái đất, và tất cả mọi người Việt Nam đều có thể nghe hoặc đọc được. Ɖȃy cũng chính là lần đầu tiên trong lịch sử dȃn tộc Việt Nam một tác phẩm lịch sử Việt Nam được thực hiện từ hai đầu lục địa Úc và Bắc Mỹ xa xôi và liên kết thành một công trình mấu chốt lịch sử dȃn tộc Việt Nam chưa từng có.
Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887, quyển sách lịch sử vô giá giờ đȃy sắp được mang một sự sống thương yêu và hơi thở để trường tồn với dȃn tộc Việt Nam. Nó chính là một dấu ấn lịch sử quan trọng nhất cho dù đường biên giới Việt-Trung bị kẻ nào xȃm chiếm đất đai tổ tiên ta và di dời cột mốc, cho dù kẻ nào có manh tȃm bán nước dȃng đất đai thiêng liêng cho quȃn xȃm lược, đường biên giới lịch sử trong tác phẩm Nhật Ký sẽ mãi mãi soi rọi những vết nhơ đó trong lịch sử và sẽ mãi là ngọn hải đăng soi sáng những trang anh thư tuấn kiệt trên con đường cứu nước.

Nhȃn đȃy chúng tôi xin trȃn trọng tưởng niệm linh hồn Bác sῖ hải quȃn Pháp Paul Marie Néis (1852-1907) người đã để lại cho hậu thế Việt Nam những kỷ niệm vô giá và thiêng liêng trong lịch sử dȃn tộc chúng tôi qua tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887.

Hoàng Hoa
Trưởng Ban Biên Tập SaigonFilms www.saigonfilms.com 
Mountain View, Ca USA
03/25/2014

Chị Trần Thị Nga bị côn an tấn công tình dục và đánh đập man rợ

http://www.youtube.com/watch?v=LTPGd4W2w1s

Chị Trần Thị Nga tường thuật việc bị CA Hà Nội đánh đập và xúc phạm nhân phẩm một cách nghiêm trọng hôm 23/3.

CTV Danlambao - Hôm 23/3/2014, chị Trần Thị Nga đã bị lực lượng CA tấn công tình dục và đánh đập tàn nhẫn tại trụ sở côn an phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Viên côn an tên Lê Mạnh Tuấn (số hiệu 121-641) là kẻ đã chỉ đạo thuộc cấp lột quần áo của chị Trần Thị Nga để khám xét. Chính tên Lê Mạnh Tuấn này cùng với nhiều tên côn an nam khác sau đó đã giở trò xàm xỡ và xúc phạm nhân phẩm chị Nga trong tình trạng gần như bị lột truồng. Đây là một hành vi cực kỳ đê tiện và bỉ ổi của ngành côn an Việt Nam.

Vụ việc trên xảy ra sau khi chị Trần Thị Nga cùng hai thanh niên sắc tộc H'Mông tên Lý Văn Lềnh, Hầu Văn Thành bị CA bắt giữ vì tham dự cuộc biểu tình đòi trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Quý Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.

Khuôn mặt 2 tên Việt gian tay sai CS tham gia đàn áp, đánh đập chị Trần Thị Nga và những người H'Mông.

Đánh đập man rợ
Lúc 09 giờ sáng cùng ngày, chị Trần Thị Nga cùng một đoàn 50 người tuần hành từ nhà thờ Thái Hà đến điểm hẹn biểu tình Hồ Gươm. Khi vừa ra khỏi khu vực nhà thờ được vài trăm mét, đoàn biểu tình lập tức bị CA Hà Nội huy động lực lượng ngăn chặn và đàn áp khốc liệt.

Chị Trần Thị Nga cùng hai thanh niên sắc tộc H'Mông tên Lý Văn Lềnh, Hầu Văn Thành đã bị bọn chúng đánh đập và bắt lên xe đưa đi. Trên xe, 7 tên mật vụ côn đồ vẫn tiếp tục đánh cả 3 người một cách hung bạo. 

Chị Trần Thị Nga bị một tên mật vụ túm tóc và tát vào mặt, trong khi đó, một anh thanh niên H'Mông bị đánh đến mức ôm miệng nôn mửa.

“Họ xông vào đánh chúng tôi cứ như là những con mãnh thú muốn ăn thịt chúng tôi vậy”

“Họ đánh chúng tôi từ lúc lên xe, đánh túi bụi, cứ đánh vào bụng, đánh vào người, đánh vào đầu, đánh vào mặt... Từ lúc lên trên xe cho đến lúc đưa vào CA phường Quang Trung, họ đánh liên tiếp vậy đấy”

Côn an tấn công tình dục
<-- Người đàn ông già, đội mũ vải chính là kẻ đã đánh liên tục đánh chị Trần Thị Nga tại trụ sở CA phường Quang Trung.

Tại trụ sở CA phường Quang Trung, chị Nga bị một tên côn đồ già khoảng 60 tuổi tiếp tục xông đến tát mạnh vào mặt. Sau đó hắn dùng hết sức đấm tiếp nhiều lần nhưng chị Nga may mắn tránh được. CA sắc phục có mặt tại chỗ thậm chí không can thiệp mà còn bảo kê cho tên côn đồ già tiếp tục thực hiện hành vi côn đồ. 

“Cùng lúc đó, có ông Cường – phó công an quận có gọi điện nói với họ là 'Dừng đánh đập, chuyển sang khám xét người' vì tôi có quay phim, chụp ảnh”.

“Trước khi người an ninh nữ tên Nguyễn Thị Thùy Linh đến, những người công an mặc sắc phục và thường phục trong đó có ông Lê Mạnh Tuấn, mã số 121-641 đã dọa dẫm tôi là ngủ với ông ta thế này, thế kia... Họ dọa dẫm, xàm xỡ tôi.”

[* 'Ông Cường' - tức kẻ chỉ đạo khám xét người chị Trần Thị Nga chính là tên Tạ Nhuệ Cường, chức vụ: đội phá an ninh quận Đống Đa]

Sau đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tên CA Lê Mạnh Tuấn, một an ninh nữ tên Nguyễn Thị Thùy Linh (CA quận Đống Đa) và một người đàn bà khoảng 60 tuổi tên Hoa Thúy Ngân tự xưng là cựu bộ đội bắt đầu lột quần áo khám xét khắp người chị Nga.  Có 4 viên công an nam mặc sắc phục và 3 tên thường phục có mặt để tham gia và chứng kiến vụ khám xét, trong lúc chị Nga đã bị lột cả áo lót.

“Họ cởi cả áo lót của tôi ra để khám... Từ lúc đó, tôi đã bất hợp tác. Tôi cứ ngồi nhắm mắt vào. Bởi vì trước những hành vi đó, tôi không đủ khả năng mở mắt ra để đối diện với họ nữa. Mặc dù tôi đã nhắm mắt và không nói gì, họ vẫn dùng lời lẽ để mà xàm xỡ và chửi bới tôi”.

Viên CA sắc phục này có mặt trong nhóm CA tham gia khám xét và xàm xỡ chị Trần Thị Nga

Tra tấn tinh thần

Đến khoảng 16 giờ chiều, CA phường Quang Trung tự lập biên bản vi phạm hành chính và phạt chị Trần Thị Nga 750.000 VNĐ với cáo buộc 'tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự' theo khoản D điều 35. 

Do chị Nga bất hợp tác, nên bọn chúng tự lập biên bản và ký với nhau. Sau đó, chị tiếp tục bị lôi lên xe đưa về trụ sở CA thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Tại đây, phó CA thành phố Phủ Lý là ông Vũ Hồng Phương tiếp tục xuất hiện và dùng thủ đoạn nhằm tra tấn tinh thần chị Nga. Vũ Hồng Phương chính là tên CA ác ôn trước đó đá mạnh vào bụng chị Nga khi đang mang thai bé Tài. 

Đồng thời, nhiều tên CA từng tham gia đánh đập mẹ con chị Nga cũng xuất hiện, thay nhau chửi bới, xúc phạm nhân phẩm. Thậm chí, bọn chúng còn dùng thủ đoạn mang hai đứa con của chị ra để đe dọa  và tra tấn tinh thần. Khi ấy, chị hoàn toàn không biết 2 bé trai con mình hiện nay ra sao, nỗi lo lắng cho con đã khiến chị không thể kìm nén những giọt nước mắt. 

“Đó là cái lúc mà tôi đã phải nhắm mắt. Đó cũng là lúc mà sự uất hận trong tôi đối với ngành công an Việt Nam đã lên đến tột đỉnh. Và tôi đã phải nhắm mắt để cầu nguyện nhưng không thể kìm chế được nước mắt, lúc đó họ liên tục lấy con tôi, lấy chính bé Tài – tức là người đã liên tục bị họ đánh đập, để nói tôi thế này thế kia...

Lúc đó tôi chỉ biết ngồi nhắm mắt cầu nguyện và khóc. Đến 19h20, họ đẩy tôi ra khỏi đồn công an, khi ra đến ngoài đường thì sự kìm nén của tôi đã hêt. Lúc đó tôi đã khóc rất to”

Sau đó, chị Trần Thị Nga cố lấy lại bình tĩnh để gọi điện thoại cho người thân thì được biết bé Tài đang được một người bạn chăm sóc chu đáo. Tối cùng ngày, người bạn của chị đã đưa bé Tài từ Hà Nội về Hà Nam cho mẹ tiếp tục chăm sóc.

Trao đổi với CTV Danlambao sau khi về đến nhà, chị Nga cho biết đã lo cho bé Tài và bé Phú ăn tối xong. Dù cơ thể còn rất đau đớn và mệt mỏi, nhưng chị vấn cố gắng 'úp ảnh lên phây' để kịp thời 'tố cáo tội ác chúng nó'.

Khi được hỏi thăm về những vết thương trên cơ thể, bà mẹ đơn thân Trần Thị Nga gượng cười nói:

“Đối với những người đấu tranh thì cái đau thể xác nó đâu có ăn thua gì đâu. Chấp nhận đấu tranh thì phải phải chấp nhận...[gượng cười]”

Chân gà trung quốc ở cửa khẩu đang được tẩm thuốc chuẩn bị xuất sang Việt Nam!Hãy chuyển hình ảnh này tới tất cả bạn bè để tẩy chay thực phẩm Trung Quốc!