Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

BỐN MƯƠI MỐT NĂM - THIÊN THU CÒN MÃI.

Bình Long Anh Dũng.


Nguồn : Lấy tro tàn An Lộc – Viết chiến sử Bình Long
 
 
 

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã từng để lại những danh ngôn bất hủ :

Đừng nghe những gì cộng sản nói…

Đồng thời ông cũng đã đặt tên cho các chiến thắng lừng lẫy của quân dân miền Nam năm 1972.

Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy.

Bây giờ sắp qua bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Món quà Xuân của người Việt hải ngoại năm. Nhâm Thìn sẽ là bộ DVD Bình Long Anh Dũng. Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Mậu Thân 68, Quảng Trị mùa hè 72, Bình Long Anh Dũng và Giọt nước mắt 75. Chúng tôi đã hoàn tất cuốn Quảng Trị mùa hè 72. Bây giờ đến cuốn Bình Long. DVD Quảng Trị là bản hùng ca của miền Nam về trận tấn công lấy lại Cổ thành và khúc khải hoàn ca là bài Cờ bay. Rất tiếc không có bài ca nào cho trận Bình Long nhưng đây chính là một trận phòng thủ thắng lợi oai hùng nhất của miền Nam. Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ. Trận đánh vây quanh thị xã An Lộc vỏn vẹn có 3 cây số vuông với khoảng 25 ngàn dân kéo dài 67 ngày khốc liệt hoàn toàn cô lập. Thị trấn chịu pháo chục ngàn trái mỗi ngày và không thể tải thương, không có tiếp tế suốt 2 tháng. Tất cả tiếp liệu đều phải thả dù cho đến khi được giải tỏa. Trước cuộc vây hãm, Bình Long đã mất một trong 3 quận là thị trấn Lộc Ninh. Khi bắt đầu bị bao vây Bình Long bị cắt đứt với quận Chân Thành. Riêng con đường huyết mạch là quốc lộ 13 bị chiếm giữ bởi 9,000 địch
quân thuộc sư đoàn công trường 7 và trung đoàn pháo toàn lính Bắc Việt. Thế giới coi An Lộc là một thử thách tương đươngvới trận Điện Biên Phủ khi Pháp bị vây hãm tại biên giới Lào năm 1954. Sự tương đồng là cộng sản đem toàn lực vây hãm Điện Biên Phủ 1954 như đã vây hãm An Lộc 1972. Mở đầu trận địa pháo rồi tiền pháo hậu xung. Sự khác biệt là Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc. Trong khi quân đội Liên Hiệp Pháp phải treo cờ trắng đầu hàng.

Còn thiếu Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy, chừng nào lục mạng thấy Hàn sẽ add sau nha!
Ngày 25/11/1972 phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng
Chiến trận xảy ra ngày 05/04/1972. Quân Việt cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13/06/1972 và việt cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người. Với quân số trên dưới 10 ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo, cuối cùng đã đánh bật quân việt cộng và tỉnh lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến) khi quân Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40. Thật xứng với danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng như mãi mãi về sau.
DANH SÁCH 61 TƯ SĨ BIÊT ĐỘNG QUÂN TẠI AN LỘC BÌNH LONG
Họ và Tên Số Quân Đơn Vị Ngày Tử Trận
1 TS Nguyễn Ph An 51/107…. ĐĐ4 TĐ52BĐQ 11/5/1972 2 B1 Nguyễn tuấn Anh 71/128548 TĐ31BĐQ 25/05/1972 3 Trần trọng Nhân 68/104289 BĐQ 15/04/1972 4 B2 Đặng văn An 69/149840 TĐ31BĐQ 13/06/1972 5 B1 Trần văn Ba 71/383565 TĐ36BĐQ 11/6/1972 6 B1 Nguyễn văn Cảnh 74/105691 TĐ31BĐQ 18/06/1972 7 Điểu Cao TĐ74BĐQ 7/1972 8 TS1 Nguyễn Chuyên 73/217507 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972 9 B2 Chu văn Cường 74/114054 TĐ31BĐQ 27/05/1972 10 TH S Lê văn cường 64/125135 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 16/05/1972 11 HS Nguyễn văn Đang ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/5/1972 12 TS Nguyễn văn Đông 71/103521 TĐ36BĐQ 7/5/1972 13 B2 Trịnh Dũng 73/108848 BCH TĐ52BĐQ 11/5/1972 14 HS Nguyễn văn Được 69/125616 TĐ36BĐQ 10/5/1972 15 HS Dương xú Há 62/179159 TĐ36BĐQ 11/6/1972 16 HS1 Lê ninh Hải 64/189822 TĐ36BĐQ 3/7/1972 17 HS Đỗ văn hai 72/102446 BCH TĐ52BĐQ 7/6/1972 18 ĐU Lê văn Hiếu 65/145324 ĐĐ1TD52BĐQ 13/05/1972 19 HS1 Nguyễn văn Hoài 66/400108 BCH TĐ52BĐQ 1606/1972 20 B2 Trần Hoài 74/109370 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 8/5/1972 21 Nguyễn văn Hưởng 73/123516 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 2/5/1972 22 B1 Trần đức Lân 61/578478 TĐ36BĐQ 5/5/1972 23 B2 Nguyễn Bá Long 72/147048 TĐ31BĐQ 11/6/1972 24 B2 Hà văn Lượng TĐ36BĐQ 11/6/1972 25 B2 Hồ văn Mão 69/106734 TĐ36BĐQ 10/5/1972 26 B1 Nguyễn văn Nam 74/112571 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/7/1972 27 Phan văn Nam 63/122313 TĐ36BĐQ 11/5/1972 28 TR U Tr Đình Phúc 69/209955 TĐ52BĐQ 19/05/1972 29 HS1 Phương 74/521330 TĐ52BĐQ 11/5/1972 30 B2 Nguyễn văn Quang 71/126277 TĐ36BĐQ 7/6/1972 31 HS1 Nguyễn văn Sơn 66/151819 TĐ36BĐQ 14/05/1972 32 B1 Nguyễn văn Sơn 66/128548 TĐ36BĐQ 20/05/1972 33 HS Phạm Hắt Sơn 69/124285 ĐĐ2 TD52BĐQ 23/05/1972 34 HS1 Đinh văn Song 70/109172 ĐĐ2 TĐ36BĐQ 15/06/1972 35 B2 Kiều văn Tách 73/111521 TĐ36BĐQ 17/05/1972 36 TH T Nguyễn Minh Tâm 63/111171 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972 37 HS1 Hồ văn Tám ĐĐ1 TĐ52BĐQ 8/6/1972 38 B2 Đỗ ngọc Tâm 72/149960 TĐ31BĐQ 22/05/1972 39 B1 Lê Thạch 72/204083 TĐ31BĐQ 27/05/1972 40 HS Nguyễn văn Thanh 69/108099 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 22/05/1972 41 HS Lê văn Thọ 73/111046 TĐ31BĐQ 14/05/1972 42 HS Nguyễn văn Thơm 72/105570 TĐ36BĐQ 13/06/1972 43 HS1 Trần văn Thuỷ 69/156326 Đ36BĐQ 12/5/1972 44 HS1 Vũ Đình Thuỵ(Thi) ĐĐ3 TĐ52BĐQ 13/05/1972 45 Đỗ Ngọc Tiến 74/189540 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 12/5/1972 46 B2 Trần văn Tính 72/112416 TĐ36BĐQ 3/5/1972 47 B1 Đinh Bá Tòng 63/108883 TĐ36BĐQ 21/06/1972 48 TS Nguyễn văn Trường TĐ52BĐQ 8/6/1972 49 B1 Trần văn Tuy 73/114120 TĐ36BDQ 13/06/1972 50 B2 Phạm Văn 73/225395 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 14/05/1972 51 Vô danh Nhảy Dù 7/1972 10 hài cốt vô danh Tổng cộng 61(sáu mươi mốt) Hài cốt

Thành phố An Lộc trước cuộc chiến
Thành phố An Lộc trong cuộc chiến
 
Bình Long, mùa hạ nhớ
Thương tặng Đoàn Bạch Yến
Có đôi lần em nói với anh
Mùa hạ thường mang nhiều nhung nhớ
Quê mẹ Bình Long thương sao màu đất đỏ
Rừng cao su thẳng đứng buổi chiều xanh

“Đại Lộ Hoàng Hôn“ bóng lá nghiêng mình
Nơi cuối dốc tượng Chúa buồn vạn thuở
Nhớ không anh những trưa hè rực rỡ
Tiếng ve sầu rộn rã những hàng cây

Giọt nắng xôn xao nỗi nhớ đong đầy
Làm sao lạc con đường “Chân Trời Tím“
Trong mỗi chia ly có điều bịn rịn
Đến bao giờ trở lại tuổi thơ ngây

Em sẽ không quên những tháng cùng ngày
Vào Hưng Chiến, về Thanh Lương thăm bạn
Buổi sáng tinh mơ, buổi chiều chạng vạng
Ao học trò hai buổi bướm hoa bay

An Lộc nhìn lên thành phố chân mây
Là Hớn Quản, và con đường phượng đỏ
Rừng lá cao su ngút ngàn mắt ngó
Đợi em về thăm Thác 4 năm xưa

Về hướng Lộc Ninh ghé Quán Biên Thùy
Uống chút ruợu cho nồng môi lãng tử
Bụi đỏ mang mang bước chân người lữ thứ
Hãy ở lại đây uống hết ân tình

Đến phi trường cô chủ quán xinh xinh
Như trái chín trên nửa cành nguyệt lộ
Mái tóc huyền buông mắt nhìn vời vợi
Như đợi một người tận chốn xa xôi

Chợ Cũ âm vang nao nức không rời
Có tiếng hát trong Văn đàn xao xuyến
Em sẽ nằm mơ mà lòng lưu luyến
Ngã tư chiều êm ả tuổi đôi mươi

Phú Đức xum xuê trái ngọt đầu môi
Mùi vú sữa hương sầu riêng bát ngát
Nắng hạ lao xao chim rừng ca hát
Rủ em về Phú Lộc hái chôm chôm

Dù đã mỏi chân Xa Cát, Xa Cam
Em sẽ đến cùng cỏ cây ngày cũ
Hạ trắng đêm naysao lòng em ủ rũ
Bởi xa người, xa lắc một miền quê

Lửa khói điêu linh xương trắng tứ bề
Làm sao khóc khi không còn nước mắt
Quê mẹ Bình Long xót xa cùng khắp
Đã một thời chinh chiến khóc thương nhau

Quốc lộ 13 chan máu đỏ ngập đầu
Có vang dội cũng đổi nhiều xác chết
Xin hãy cho em nguyện cầu tha thiết
Mãi yên bình như tên của quê hương

An Lộc, Bình Long nỗi nhớ khôn lường

Cho em gởi trái tim về bên ấy.
 
Phạm ngọc Phi Mùa hạ 2000

Lính Mỹ nằm ngủ cạnh QL 13 gần An Lộc Con nít đùa nghịch trên xe tăng T54 Việt Cộng 4-10-1973
Chợ cũ An Lộc 1960 Quốc Lộ 13 từ Sài Gòn đi An Lộc, thập niên 1960 Quốc Lộ 13 tới Sài Gòn 1960 Quốc Lộ 13 1969 QL 13 năm 1960
Tư dinh Tỉnh trưởng Bình Long
 
Trẻ em Bình Long 1967
Trụ sở MACV An Lộc

Tịnh xá Ngọc Long An Lộc Tịnh xá Ngọc Bình An Lộc - 1969
Thả dù tiếp tế cho An Lộc 1972 Trực thăng vào An Lộc 1972 An Lộc nhìn từ hướng Nam Xe tăng T54 VC 1972 Tượng Chúa bây giờ 
  Bên trong thị xã An Lộc, 1972
Nhìn về phía đồi Đong Long 1972
Đường vào Quan Loi Đây là nghĩa trang của các chiến sĩ Biệt Cách Dù tử trận tại An Lộc được đồng đội và đồng bào xây dựng tạm cạnh bên Chợ Mới An Lộc sau cuộc chiến 1972. Phòng trồng răng Cẩm Thành gần bên tiệm nữ trang, Chợ Cũ An Lộc 1971 Đi đón dâu ở xóm ga xe lửa, đường vào Nhà thờ cũ của An Lộc
Nhà thờ Bình Long khánh thành tạm sau 1972 T-54 gần tượng đài Ky Tô Vua Tượng đài Ky-Tô Vua cuối Đại lộ Hoàng Hôn sau 1972 Chợ Cũ An Lộc cuối thập niên 1960, nhìn từ đầu dốc Quản Lợi
Trung Học Bình Long trong cuộc chiến mùa hè 1972, 1/3 dãy phòng học và văn phòng THBL phía bên phải đã bị sập mất. A-37 thả bom tại An Lộc, 1972
Trực thăng đổ quân Dù tăng viện cho An Lộc, đồng thời vội vã tải thương binh ra khỏi mặt trận. Máy bay thám thính đánh dấu các mục tiêu oanh tạc tại An Lộc bằng trái khói. Hình chụp từ máy ảnh gắn trên đuôi máy bay. 1970 - An Lộc 42 năm trước đây Trường Tiểu học Thượng An Lộc - Hớn Quản 1921- 1935 Không ảnh An Lộc trước tháng 4-1972, khi cuộc sống còn yên bình An Lộc - giờ tan trường 1972
Dù hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh Bình Long An Lộc không hề phai nhòa trong lòng của đương sự. Hình như nó là vết thương thâm sâu hông thể nao lành lại được, và đôi khi tôi nằm mơ cũng còn thấy Bình Long còn đang anh hùng chiến đấu với VC. Tôi nhớ cái hôm hay tin Lộc Ninh bị rơi vao tay của cộng quân lòng buồn vô hạn. Nhớ không lầm thì trời SG hôm đó mưa rơi tầm tả. Vì có bà con cư ngụ dọc theo đường mòn HCM như Tây Ninh, Lộc Ninh, Bình Long, An Lộc, gia đình tôi luôn ái ngại và khuyên họ phải tản cư về SG, dù sau cũng an ninh hơn. Nghe người quen kể lại thì sau khi Bình Long thất thủ, VC đã đối xử rất tàn nhẫn với đồng bào nhất là đàn bà và trẻ em. Điều đáng buồn nhất là sau 30/04/1975, cả miền Nam đã rơi vào tay địch gây ra cảnh bỏ xứ ra đi của người Việt yêu chuộng tự do và không chấp nhận sự áp bức của CS. Thì ra cái câu 'BL Anh Dũng KT Kiêu Hùng TT Vùng dậy là lời của cố TT Thiệu đã khích động lòng quân dân vao mùa hè đỏ lửa. Cũng đã lâu rồi nên tôi quên mất. Nhớ những cây mai ủng hộ tiền tuyến vao những mùa Xuân cuối cùng của VNCH (1970-1975) thật là buồn bả, với tiếng bom từ xa vọng về thủ đô...


----------------------------------
Sinh Hoạt Cộng Ɖồng Việt Nam Bắc Cali

Tâm Thư

Và Ban Bầu Cử