Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Làm Thế Nào để (Không) Trở Thành một Ɖại Sứ Hoa Kỳ (2)
Dương, người đã đến Hoa Kỳ không một xu nhỏ sau khi người cộng sản thắng cuộc chiến Việt Nam, là câu chuyện thành công của di dȃn người Mỹ cổ điển: một doanh nhȃn mà công ty điều hành phế thải của ông, California Waste Solutions, giờ đȃy đã có những hợp đồng nhiều triệu đô la với các cá thể ở tại Hoa Kỳ và Việt Nam (tại Việt Nam qua tổ hợp phụ ở Việt Nam đã phát triển thành một khu chứa chất thải rắn 400 triệu đô la tại Sàigòn, theo tin của Web Site tổ hợp và các mẫu tin báo chí Việt Nam.)
Ngoài các hoạt động thương vụ của ông, Dương được Obama chỉ định vào năm 2010 để phục vụ Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam, cơ sở này nhận tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ giúp học bổng nhằm cung cấp giáo dục cao hơn các sinh viên Việt Nam. Doanh nhȃn người Mỹ gốc Việt đã được đề nghị đến tòa Bạch Ốc do dȃn biểu Barbara Lee, một đảng viên dȃn chủ California và một người khác nhận những sự đóng góp có tính chính trị của Dương. Dương đã ngợi khen “sự trợ giúp đầy đủ” mà ông ta nhận được qua công việc từ thiện của ông từ những cấp cao hơn trong chính quyền Việt Nam, gồm có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Dương không là người Việt Nam lưu vong duy nhất trong mạng lưới những ủng hộ viên của Lê người đã gieo cấy những ràng buộc với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay mà ông ta đã trốn chạy từ khi còn bé. Một người ủng hộ then chốt khác có vẽ là Bùi Duy Tȃm, một bác sῖ y khoa đã giúp giới thiệu viên tổng lãnh sự với những người bạn người Mỹ gốc Việt ở Bắc California.
Bác sῖ Tȃm là một cȃu chuyện thành công khác của một di dȃn. Một người trạc khoảng 80 đến 90 tuổi, ông ta nổi tiếng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt về các công việc y khoa từ thiện của ông ta tại quê nhà của ông, gồm một chiến dịch giúp Việt Nam chống lại bịnh gan. Phó Thủ Tướng Trương Vῖnh Trọng đã đến thăm viếng Bác sῖ Tȃm tại tư gia của ông ta tại San Francisco vào năm 2010. “Phó Thủ Tướng đã đề cao nổi bật những đóng góp vῖ đại do Bác sῖ Tȃm mang đến cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên quê hương,”  đài phát thanh Voice of Việt Nam của Hà Nội báo cáo, phát đi bằng Việt ngữ và 11 thứ tiếng khác. “Ông Tȃm nói ông ta xúc động sȃu xa.”
Ngày 28 tháng Bảy, 2012, Tổng Lãnh Sự Lê gửi Bác sῖ Tȃm một email riêng gửi trên một trương mục Hotmail cá nhȃn (có vẽ nhằm tránh những hạn chế của Liên bang giống như những hạn chế trong Luật Hatch nhằm ngăn chận các viên chức chính quyền xử dụng các computers của nhà nước và thời gian gắn bó với các hoạt động chính trị.) “Cám ơn ông vì ông đã phác thảo một lá thư giới thiệu,” tổng lãnh sự nói với người bác sῖ. “Xin vui lòng cho phép tôi vài hôm để duyệt xét và chuẫn bị một lá thư được phác thảo lại, vì đȃy là vấn đề nhạy cảm,” Lê cẩn thận nói.
Vài tuần lễ sau khi trao đổi những emails, Lê đã có một thời gian ở tiểu bang California trong khi nghῖ phép. Nhiều thời gian trong khi tạm nghῖ ngơi chính thức này đã được dùng để xúc tiến “cuộc tiến cử như người đại sứ sắp tới tại Việt Nam,” của ông Lê, như ông đã viết trong một email.
Sự tiết lộ của việc ứng cử đó có vẽ là vấn đề tranh cải trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nhiều người Mỹ gốc Việt đã trốn chạy khỏi chế độ cộng sản đã phải chấp nhận sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao và sự liên hệ làm ăn với Hà Nội. Nhưng trong khi còn có nhiều quan điểm chính trị dị biệt, vẫn còn lại những còn đường đỏ chói rực cho những người Việt lưu vong muốn luôn luôn yêu quê hương họ, trong lúc vẫn là những công dȃn Mỹ ái quốc. Một trong những con đường đỏ chói đó – có lẽ rõ nét nhất – liên quan đến sự kiện rằng đó vẫn còn là một tội ác cho các công dȃn Việt Nam để tụ tập một cách ôn hoà để ủng hộ quyền dȃn chủ bỏ phiếu. Các công dȃn Việt Nam đã bị tống giam vì bày tỏ những niềm tin này.
Tôi hỏi Bác sῖ Tȃm và David Dương liệu họ có tin rằng việc ủng hộ nền dȃn chủ có nên bị cấm đoán hợp pháp trên quê hương họ. Không ai trả lời hết. Sự thật là những người lưu vong rất nổi bật sẳn sàng muốn quay mắt nhìn hưóng khác và đóng kín miệng trước những vấn đề cốt lõi về nhȃn quyền – có lẽ vì làm khác đi có thể bất lợi cho việc duy trì những trao đổi hiện tại với chính quyền Việt Nam do cộng sản điều hành - sẽ bị nhiều người xem là đụng chạm. Và trở lại trên quê hương, người ta có thể tưởng tượng phản ứng khi tin tức này được phô bày trước sự chú ý của người Việt Nam, những người hiện nay đang đuối sức trong các nhà tù bởi vì họ đã can đảm đòi hỏi quyền bỏ phiếu.
Thành viên duy nhất trong mạng lưới những người ủng hộ cho Lê đã đáp ứng cho sự yêu cầu nhận xét cho bài viết này là Trương Ngọc Phương, là giám đốc điều hành của Trung Tȃm Dịch vụ Quốc tế có trụ sở tại Pennsylvania. Trung Tȃm được thành lập năm 1976 nhằm giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam chạy trốn khỏi cuộc chiếm đóng cộng sản trong năm trước. Trung tȃm bȃy giờ cũng giúp những người gặp khó khăn, gồm có nạn nhȃn của thảm kịch cơn bão Katrina ở Louisiana.
Trương từ chối được phỏng vấn về công việc với Lê liên quan chức vụ đại sứ đang hy vọng (và cũng từ chối tiếp trình bày ý kiến về những luật phản dȃn chủ của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay). Tuy nhiên, người làm công việc xã hội ở Pennsylvania này đã sẳn lòng giãi thích sự ủng hộ của ông ta cho cuộc tiến cử Lê vào nhiệm kỳ chính thức.
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét