Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Tìm hiểu chủ quyền thác Bản Giốc

|  | Comments (0)
Trương Nhân Tuấn

Lời tác giả: Nhận thấy rằng vấn đề chủ quyền thác Bản Giốc vẫn còn gây tranh luận sôi nổi trong hai phe người Việt trên các diễn đàn paltalk và forum internet. Gần đây, có một số tài liệu từ trong nước đưa ra, gồm một vài hình ảnh về thác Bản Giốc. Các tài liệu này loan truyền trên các diễn đàn, có mục đích chứng minh Tàu có chủ quyền ½ thác. Người viết xin ghi lại sau đây một vài tài liệu chứng minh thác này hoàn toàn thuộc Việt Nam đồng thời phản biện lại các luận cứ suy diễn từ các hình ảnh nói trên. Hy vọng phe bên kia, sau khi đọc bài này, sẽ lên tiếng phản biện bằng một bài viết với những bằng chứng nghiêm chỉnh. Mọi sự phá phách cá nhân qua các hình thức chỉ phản ảnh thái độ đuối lý và cùng đường của những người phạm tội bán nước mà thôi. 
Thác Bản Giốc ở về hướng Ðông Bắc phủ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên sông Qui Xuân (hay Qui Thuận, Quây Sơn). Sông Qui Xuân bắt nguồn từ vùng núi đồi ở phủ Trấn An hay Thiên Bảo (Vân Nam), chảy vào Việt Nam; theo các biên bản phân giới Pháp Thanh 1894; tại ải Lung (cột mốc 81), chảy lại sang Tàu ở khoảng cột mốc số 50 đến 52. Từ cột mốc 50 cho đến cột mốc 52, đường biên giới hai nước Việt Nam và Trung Hoa là đường trung tuyến sông Qui Xuân.
Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm. Theo tài liệu của Cdt Famin viết năm 1894 dẫn phía dưới thì thác cao khoảng 40 thước và theo bản báo cáo của Trung Úy Détrie, ủy viên phân giới 1894, thì thác cao 50m. Cũng theo ông Détrie, thác nằm ở phía “hạ lưu” mốc 53. Điều này cho thấy thác Bản Giốc ở khoảng giữa hai cột mốc 52 và 53.
Thác Bản Giốc thuộc chủ quyền thuộc về nước ta hay Tàu? Hay là nó nằm trên đường biên giới, bên ta phân nửa, bên Tàu phân nửa, như lời ông Lê Công Phụng đã tuyên bố với báo chí trong năm vừa qua? Xét bản đồ SGI ở trên, ta thấy sông Qui Xuân và các cột mốc 50, 51, 52, 53, 54… Thác Bản Giốc được mô tả ở gần cột 53, nhưng cụ thể thì bản đồ này không thể xác định chủ quyền thác này thuộc về nước nào. Vì thế, trên phương diện pháp lý, ta phải bổ túc thêm nhiều bằng chứng khác để có quyết định hợp lý.
Với các tài liệu sau đây, xin được chứng minh rằng Thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
  1. Tài liệu Ðại Thanh Hội Ðiển Ðồ và Ðại Thanh Nhứt Thống Chí [1]:
Ðưa ra một khái niệm về sông Qui Thuận trong đoạn cắt ngang lãnh thổ Việt Nam. Sông này vào Việt Nam qua ải Nga Tào và chảy ra qua ải Canh Biền.
Tiểu Thiên An có sông Qui Thuận ; sông nầy bắt nguồn ở phía Bắc huyện Qui Thuận, chảy vào huyện nầy ở vùng Tây Nam, sau đó chảy về hướng Ðông (ÐTHÐÐ, qs 125, tờ 4).
Sông Bác Lai Thủy (Poh lai chouei 駮來水) ở phía Ðông sông Qui Thuận, bắt nguồn trên vùng núi Tây Bắc châu Qui Thuận, chảy về hướng Tây Nam và chảy vào phía Ðông phủ Thái Bình (sđd, nt).
Sông Long Ðàm Thủy (Long t’an chouei 龍潭水), chảy cách huyện Qui Thuận 1 dặm về hướng Tây Bắc. Sông này có nguồn chảy ra từ chân núi, chảy qua vùng Nam châu Qui Thuận, vào tỉnh Cao Bằng. Sông nầy thuyền bè không lưu thông được (ÐTNTC, qs 366, tờ 6). Long Ðàm Thủy là một tên khác của sông Qui Thuận ghi trên bản đồ của các nhà truyền giáo Jésuites. Sông nầy cắt xéo ngang phần phía Bắc tỉnh Cao Bằng, chảy vào Việt Nam qua ải Nga Tào (Ngo tsao 峨漕) và vào lại Trung Hoa qua Ải Canh Biền (Keng ping 更駢).
  1. Tài liệu biên bản phân định biên giới số 3, ký ngày 29 3 1887[2]0.
“Từ điểm A của bản đồ thứ 3 đến điểm B của bản đồ thứ 3, gần làng An Nam Luong Bak Trai, đường biên giới theo đường trung tuyến Sông Date Dang (tức sông Qui Xuân, chú thích của tác giả).
Từ điểm B của bản đồ thứ 3 cho đến điểm C của bản đồ thứ 3, gần làng An Nam Bảo Khê, đường biên giới vẽ một vòng cung mà phần lồi hướng về phía Ðông, để lại cho Trung Hoa công sự Ban Thao Kha, xuyên qua hẻm núi Ko Ya Ai, để lại cho Trung Hoa công sự Ko Ya Kha và Kaing Hane Kha v.v.., bên An Nam, đoạn sông Date Dang giữa hai điểm B và C, các làng Luong Bak Trai, Loung Bo Xa và Pham Khé v.v..” (xem hình chụp bản đồ đính kèm biên bản phía dưới)
So sánh với tài liệu ở phần 1, điểm B tương ứng với ải Canh Biền (更[3] 駢) và điểm C tương ứng với ải Nga Tào (峨漕). Xem hình chụp dưới đây, từ điểm A đến điểm B, sông Qui Xuân là đường biên giới. Từ điểm B đến điểm C, sông Qui Xuân thuộc Việt Nam.
Thác Bản Giốc ở trên đoạn sông AB hay BC?
Nếu thác ở trên đoạn AB thì thác ở trên đường biên giới. Việc phân chia thác này sẽ chiếu theo nội dung biên bản : “đường biên giới là trung tuyến” của dòng sông. Thác phải chia làm hai. Những cù lao hay cồn trên sông sẽ thuộc về nước có bờ gần cồn nhất.
Nhưng nếu thác Bản Giốc ở trên đoạn BC thì thác này hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Hình chụp phía dưới là đồ tuyến biên giới đính kèm biên bản phân định biên giới 1887. Ta thấy đây là bản đồ gốc vì có chữ ký của hai phái đoàn Pháp và Thanh. Ta thấy có chữ ký của ông Dillon, Chủ Tịch Ủy Ban Pháp và các ủy viên là Bouinais và bác sĩ Néïs. Bản đồ này là bản đồ số 3.
  1. Tài liệu biên bản phân giới[4] ký tại Long Châu ngày 19 tháng 6 năm 1894 giữa Ðại Tá Galliéni và Commandant Famin, đại diện chính phủ Pháp với ông Thái Hy Bân, Tri Phủ Long Châu, đại diện nhà Thanh.
Hai trang cuối ghi sau: “Các cột mốc biên giới, như vừa thấy, đều mang một con số, từ 1 đến 67 cho đoạn một và từ số 1 cho đến số 140 cho đoạn hai, đã được cắm tại các địa điểm được chỉ định ở trên, với sự hiện diện một ủy viên Pháp và một viên quan Tàu. Không một cột mốc nào được dời đi kể từ bây giờ mà không có sự ưng thuận hỗ tương giữa hai nước.”
Cột mốc số 53, thuộc đoạn thứ hai, được định nghĩa như sau: tên Pan Ngô (Bách Nga Khẩu百峨口[5]), cắm tại “bên lề một con đường ở phía Tây Nam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ”, “au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois”.
Cột 51, tên Khau Pang (Canh[6] Bàng Ải 更 旁 隘), cắm tại : Bên bờ trái sông Qui Xuân (bờ bên Tàu, ghi chú của tác giả) ở hạ lưu một cái cái thác và cách 150m. “Sur la berge du Sung Quei Cheun (rive gauche) à 130 pas en aval d’une cascade”.
Cột 52, tên Khau Canh Ai (Khẩu Canh Ải 口 更[7] 隘), cắm bên bờ sông và cách một trạm canh (ải, tức cửa biên giới tên Khẩu Canh) 5 bước. “Sur la berge et à 5 pas en avant du poste”.
Ta thấy phần mô tả vị trí cột mốc 51 có đề cập đến một cái thác và thác này ở phía hạ lưu cột 51. Thác này nhỏ, chỉ cao khoảng 1m, không phải thác Bản Giốc. Sông Qui Xuân, như mô tả phần trên, có nhiều ghềnh thác, thuyền bè không lưu thông được. Cột 51 mang tên Canh Bàng Ải 更 旁 隘. Xem lại phần 2 ở trên, điểm B tương ứng với Canh Biền Ải 更 駢隘. Rất có thể Canh Biền Ải chính là Canh Bàng Ải vì trùng hợp ở chữ Canh 更 và cách phát âm của hai chữ Biền và Bàng. Hơn nữa, hai tên chỉ định cho hai nơi rất gần nhau. Nếu giả thuyết này đúng thì đường trung tuyến sông Qui Xuân chỉ là biên giới hai nước từ cột 50 đến cột 51. Như thế thác Bản Giốc ở phía thượng lưu, nằm trong đoạn BC, nên hoàn toàn thuộc về Việt Nam[8].
Xem hình chụp 2 trang biên bản phân giới ở dưới có ghi các cột mốc liên quan, một tiếng Hán và một tiếng Pháp.
Các cột mốc, tùy theo vùng, được làm bằng đá đẽo, bằng xi măng đúc hay bằng đá tảng tự nhiên có sẵn trên thực địa. Cột mốc vùng Quảng Tây được ghi nhận như hình dưới đây. Ta thấy trên mốc có khắc một số chữ. Hàng dọc bên phải ghi là “Trung Quốc Quảng Tây Giới 中 國 廣 西 界”. Phía phải, ở trên, ghi chữ Pháp “Frontière Sino Annamite”. Ở giữa ghi số cột mốc và phía phải, hàng dưới, ghi tên cột mốc.
Hình của Dr Péthellaz, đăng trong “Au Tonkin et sur la Frontière du Quang Si” của Commandant Famin.
Biên bản ghi bằng tiếng Hán. Cột 53 tên Bách Nga Khẩu.
Biên bản tiếng Pháp.
  1. Tài Liệu Au Tonkin et sur la frontière du Kwang si[9], Par le Commandant Famin, Vice Président de la Commission d’Abornement des Frontières Sino Annamites en 1894. Paris, Auguste Challamel, Editeur, Librairie Coloniale, 1895 (Trang 12 13; 142,143). Tonkin và trên vùng biên giới Quảng Tây, của Cdt Famin, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Phân Giới năm 1884. Ông này đảm trách phần phân giới dưới quyền Ðại Tá Galliéni, kết thúc việc phân giới vùng Quảng Tây trong chiến dịch 1893 1894 mà nhiều chiến dịch khác từ những năm trước do các ông Servière, Flandin... đã không thành công.
Trang 12-13: Xác nhận thác Bản Giốc thuộc Việt Nam:
“Trên vùng phía Bắc (vùng II Quân Sự), sông Qui Thuận chảy qua Trùng Khánh Phủ. Ðây là một phụ lưu của sông Tây Giang (Si Kiang). Có chiều rộng khoảng 60 thước, chảy vào Tonkin qua cửa Ải Lung và chảy vào lại đất Tàu ở gần công sự Tàu, có tên Nam Ton, sau khi đã tưới một thung lũng rộng lớn và rất trù mật. Hai cây số trước khi rời khỏi đất Tonkin, sông này chảy xuống một bậc đá và tạo thành một cái thác tuyệt đẹp cao khoảng 40 thước. Từng cột nước khổng lồ, trước hết rơi xuống vang rền trên một trũng nước, sau đó dội ngược lên thành những chùm tua đầy bọt nước, chảy trên những bậc thềm đá bóng láng. Vào mùa mưa, thác nầy mang một hình thái tuyệt trần, tiếng động của nó âm vang ra tận ngoài thật xa, dội vào vách núi đá nghe như là sấm động, trong lúc những đám mây hơi nước được tạo thành ở các bên bờ tan ra tạo thành một đám mưa lâm râm thật sự.
Con sông này có một phụ lưu, là con suối Bản Tước. Suối chảy dọc theo con đường từ Hà Lang đến Trùng Khánh Phủ. Trước khi tới công sự ghi trên không lâu, con đuờng và dòng suối đi vào một hang động, song song nhau trong khoảng 300 thước, dưới một vòm đá, có lúc khá cao. Con đường ra khỏi hang bằng những bậc thềm tạo thành một cầu thang, đẽo vào đường rãnh của một tảng núi đá (cheminée) hầu như thẳng đứng, trong lúc dòng suối thì chảy khuất vào trong đá và chỉ lộ ra khá xa trong đồng bằng.”
  1. Tài liệu: Nhật Ký[10] của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng Ban đến Ðèo Lương, nhân dịp đảm nhận việc cắm mốc. (28 tháng 6 năm 1894) :
Tài liệu này xác định vị trí của cột mốc 53 và thác Bản Giốc :
“Après la porte de Dốc Khánh la frontière est tracée à l’intérieur du massif rocheux, laissant au Tonkin de petit cirques peu importants débouchant dans Lung Piac, près les deux cirques difficilement accessibles de Lung Deng et Lung Moi que traversent les chemins conduisant à Thin Thang par Ai Thin Thap (56) et Lung Moi (55) jusqu’à l’abornement, les habitants de Lung Deng et Lung Moi payaient l’impôt aux Chinois. La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang Dong Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante. … A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui Xuân coule resserré entre des mamelons élevés”.
Bắt đầu từ cái thác nước đẹp, cao 50 thước, ở phía hạ lưu (aval) của cột mốc số 53, sông Qui Xuân chảy hẹp lại ở giữa những ngọn đồi cao.”
Ta thấy ông Détrie mô tả đường biên giới từ Tây sang Đông trong khi các cột mốc trong vùng này được cắm từ Đông sang Tây. Như biên bản phân giới mô tả, cột mốc 53 được cắm ở bên lề con đường.
Ta thấy ghi chú trong hình dưới, đoàn quân “tirailleurs tonkinois” qua sông (passage du gué) từ phía tả ngạn sang phía hữu ngạn. Đây là một yếu tố quan trọng cho thấy hai bờ con sông đều thuộc Việt Nam. Đơn giản vì theo các công ước, quân đội hai bên không được đi qua lãnh thổ nước bạn.
Bên kia thác ta không thấy con đường (đi Hang Dong Quan) có cắm mốc số 53 như Trung Úy Détrie mô tả. Hình thái núi non hiểm trở phía bên kia cũng như phía thượng lưu sông cho thấy không thể có con đường qua đây được. Nhưng rất có thể con đường đi dọc theo sông, đoàn quân trong hình theo con đường này, gần đến thác, qua sông. Riêng con đường, vì núi chận, phải đi vòng sau núi. Vì thế cột mốc 53 chỉ có thể ở phía hạ lưu thác Bản Giốc.
Theo các lý luận này thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Hình trên: Thác Bản Giốc.
  1. Tài liệu Bulletin du service Géologique de l’Indochine, Volume XI, Fascicule I, Etudes Géologiques sur le Nord Est Du Tonkin,[11] (Feuilles de Bảo Lạc, Cao Bằng, Hà Lang, Bắc Kạn, Thất Khê và Long Châu), Réné Bourrret; Ha Noi Hải Phòng Imprimerie d’Extrême d’Orient - 1922. (trang 32 33 34).
Xác nhận thác Bản Giốc của Việt Nam:
“Sông Qui Xuân theo hướng Ðông Bắc trong vùng núi nầy, chảy ở giữa hai tường đá rất cao. Bờ tả ngạn, có chung phong thái với Phong Nam, chỉ là sự nối dài từ bên Tàu. Nhiều bằng chứng đá vôi, được đẽo thành đỉnh nhọn cao thấp đủ cỡ, rải rác khắp nơi trong thung lũng. …. Vùng này con sông Qui Xuân chảy qua gần ở Chi Choi. Sông này sau khi ra khỏi vùng đá vôi Phong Nam, mở rộng phía dưới hạ lưu thung lũng của nó. Tại đây dân bản xứ tưới nước rất nhiều bằng hệ thống tưới bằng ống tre. Con sông này mở một con đường ngoằn ngoèo trong vùng phía Ðông của phủ Trùng Khánh và chảy xuống hết ghềnh thác nầy qua ghềnh thác khác để đến biên giới Ðông Bắc, kế cận Bản Giốc, trước khi chảy qua vùng đồi Bồng Sơn. Công sự Bản Giốc, hiện nay bỏ trống, cheo leo trên một núi đá cao khoảng 30 thước, nhìn xuống những ghềnh thác của con sông và vùng đồng bằng rất đông đảo dân cư, với những tường cao bao quanh. Ðây là một trong những vùng đẹp nhất của Tonkin, nếu không vì xa xôi và vì khó khăn phương tiện lưu thông, nó rất xứng đáng để du khách đến thăm viếng với những hang động, những cây cầu hình chữ Z bắt lên những tảng đá để băng qua sông, và nhất là cái thác hùng vĩ, gọi là thác bậc thềm có tên Tụ Tổng, được người Châu Âu biết nhiều qua tên Thác Bản Giốc”.
Hình trên : cầu chữ Z bắt qua sông Qui Xuân, gần thác Bản Giốc.
  1. Tài liệu của CSVN, “Vấn đề Biên giới giữa Viet Nam và Trung Quốc”[12] do NXB Sự Thật Hà Nội ấn hành năm 1979 xác nhận thác Bản Giốc của Việt Nam.
  2. Khảo sát tấm hình gọi là hình chụp cột mốc 53:
Tấm hình trên, cùng với tấm hình chụp không ảnh vùng sông Qui Xuân ở dưới, được loan truyền trên các diễn đàn internet cũng như paltalk. Những người gởi hình cho rằng Tàu có 1/2 chủ quyền thác Bản Giốc. Những người này dựa vào hai tấm hình để cho rằng thác Bản Giốc ở trên đường biên giới.
Điều này không có gì chứng minh.
Ta thấy “cột mốc” trong hình chưa chắc là cột mốc cắm theo công ước 1887. Trên “mốc” này có ghi : 中 trung 國 quốc 廣 quảng 西 tây 界 giới và dòng chữ trắng ghi thêm trên hình 攝 nhiếp 季 quý 志 chí 乾 kiền. Rõ ràng, “cột mốc” này do người Tàu chụp và ghi hàng chữ trắng vào. So sánh với cột mốc mẫu của Dr Pethellaz hình ở trên, có nhiều chi tiết thiếu sót, đó là : hàng chữ Pháp “Frontière Sino Annamite”, số cột mốc và tên cột mốc. Chỉ có hàng chữ Trung Quốc Quảng Tây Giới là phù hợp. Ta cũng thấy trên “mốc”, có nơi dường như bị mài, xóa.
Bấy nhiêu khuyết điểm đó cho thấy “cột mốc” trong hình không có giá trị pháp lý.
Tấm hình chụp không ảnh phía dưới cũng thế, cho thấy đại khái sông Qui Xuân, đoạn chảy vào Việt Nam. Nó cũng không xác định được chủ quyền của thác Bản Giốc.
Vì khi nói đến chủ quyền là phải trưng bằng chứng pháp lý. Cái gọi là “cột mốc” trong hình trên, giả sử nó là cột 53, thì nó cũng không có giá trị pháp lý nếu nó bị xóa hay cắm không đúng chỗ.
  1. Khảo sát bản đồ 186C[13]:
Trên bản đồ ta thấy ghi cột mốc 53, trên cồn ở giữa sông.
Xét lại lời bài phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng dành cho phóng viên VASC Orient trong chiều 28/1/2002 :
Thưa ông, có một chi tiết mà rất nhiều người nói đến, người ta nói đến thác Bản Giốc, mục Nam Quan. Thưa ông, ở trong đó có cái gì là sự thật và có cái gì thực ra chỉ là sự phóng đại mang màu sắc cảm tính là nhiều?
Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. Còn đối với chúng ta, thác này đã đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng.
Đây là điều mà chúng tôi rất khó hiểu, bởi lẽ trong công ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh, thì chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác.
Tức là cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh?
Đúng vậy. Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc thì thác được coi như 1 dòng sông, 1 dòng suối. Đã là sông suối thì đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. Còn đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, thì đường biên giới phải đi theo rãnh sâu nhất.
Chẳng nhẽ tất cả các khách du lịch, trong đó có những người có trách nhiệm, đi thăm thác Bản Giốc mà không phát hiện ra cột mốc nằm đó hay sao?
Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát thì mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm mét. Vì vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.
Trước tình hình như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong đàm phán phải hợp lý, thỏa đáng phù hợp với mặt pháp lý. Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lý Thanh Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả. Cuối cùng, lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được.
Lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả 2 bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên mình.
Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất thì hoàn toàn vô lý. Pháp lý lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc.
Ta thấy lời tuyên bố của Lê Công Phụng phù hợp với bản đồ 186C: cột mốc 53 ở trên cồn, giữa suối.
Như thế, ai đã đem cột 53 từ trên đường xuống “cồn nhỏ ỏ giữa suối”?
Ông Phụng nói rằng kết tội CSVN bán thác Bản Giốc là vô lý. Nhưng vấn đề đặt ra : Ai đã đem cột mốc 53 từ trên đường xuống cồn? Nếu ông Lê Công Phụng muốn chứng minh CSVN không bán nước thì phải đưa ra bằng chứng xác nhận cột mốc 53 ở trên cồn giữa suối. Nhưng làm việc này còn khó hơn lên trời, vì ông Phụng làm sao thay đi nội dung công ước 1887? Vì thế, ông này chỉ còn cách đặt vấn đề với Trung Cộng, phải đem cột 53 trở lại đúng vị trí của nó, theo đúng như các tài liệu lịch sử dẫn trên. Nếu không, đảng CSVN phải nhận trách nhiệm về hành vi bán nước của mình.
  1. Kết Luận:
Từ các tài liệu trên đây, tài liệu 1 lấy từ sử Tàu và tài liệu 2 phân định biên giới năm 1887 cho ta một cái nhìn tổng quát, một khái niệm về sự hiện hữu của một đường biên giới Việt Trung. Tài liệu 4 lấy từ quyển sách của Commandant Famin, người trực tiếp điều khiển việc cắm mốc vùng Quảng Tây vào năm 1894, là người chỉ huy của Trung Úy Détrie mà nhật ký về việc cắm mốc của ông nầy cũng được ghi lại vào phần 5. Ở hai trang 12 và 13 sách này ông đã diễn tả tỉ mỉ một các thác nước bậc thềm, cao khoảng 40 thước hoàn toàn phù hợp với thác Bản Giốc hiện nay. Thác nầy hoàn toàn thuộc Việt Nam và cách biên giới hai cây số.
Tài liệu thứ 5 là nhật ký của Trung Úy Détrie, người trực tiếp cắm mốc.
Theo ông Détrie thì các thác nước tuyệt đẹp cao 50 thước thì ở phía hạ lưu của cột mốc 53. Các cột mốc 50, 51, 52 dọc theo sông Qui Xuân, đoạn này biên giới là dòng sông. Nếu thác ở trên đường biên giới thì chủ quyền của thác sẽ theo qui ước đã ghi trong các công ước đã ký. Vấn đề là “thác nước ở tại hạ lưu cột mốc 53”, thì nó ở chỗ nào? Cột mốc 53 được hiểu qua đoạn: “La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang Dong Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante”
Cột mốc 53, theo đoạn văn thì nằm trên con đường dẫn đến Dốc Khánh và không nằm trên sông. Nếu không nằm trên dòng sông thì làm sao nói nó ở “hạ lưu” hay “thượng lưu”?
Vị trí của cột 53 sẽ rõ rệt nếu ta xem lại tài liệu 5. Biên bản cắm mốc giới cho thấy rõ ràng cột mốc 53 không nằm trên dòng sông, mà ở lề một con đường, trên phần nối dài của khu rừng nhỏ. Theo tấm hình chụp “đoàn quân qua sông” cũng ở phần 5, ta không thấy con đường mà trên đó Trung Úy Détrie xác nhận cột 53 được cắm. Vì hình thái địa lý, con đường này chỉ có thể đi song song với sông và ở hạ lưu thác Bản Giốc, sau đó đánh vòng qua sau núi như được mô tả trong phần 5 và phần 6.
Tài liệu 6 của sở Ðịa Chất Ðông Dương năm 1922. Tài liệu này trình bày một cách rõ rệt là thác Bản Giốc, có tên khác là thác Tu Tong, là “một trong những vùng xinh đẹp nhất của Bắc Việt”. Tài liệu còn mô tả khung cảnh chung quanh một cách rõ ràng: “Ðây là một trong những vùng đẹp nhất của Tonkin, nếu không vì xa xôi và vì khó khăn phương tiện lưu thông, nó rất xứng đáng để du khách đến thăm viếng với những hang động, những cây cầu hình chữ Z bắt lên những tảng đá để băng qua sông, và nhất là cái thác hùng vĩ, gọi là thác bậc thềm có tên “Tu Tong”, được người Châu Âu biết nhiều qua tên Thác Bản Giốc”.
Những tài liệu trên cho phép ta kết luận rằng vùng thác Bản Giốc có một tiềm năng rất lớn về kỹ nghệ du lịch và nó hoàn toàn thuộc Việt Nam.
Trương Nhân Tuấn
[1] Dévéria, Histoire des Relations de la Chine avec l’Annam du XVI au XIX siècle. Tài liệu CAOM. AOM, cote 1134/ 13. [2] Hồ sơ phân định biên giới 1886 1894 : Cartons : 65353, 65354, 65355, 65356, 65357, 65358, 65359, 65360. Indo, GGI. [3] Có bộ « sơn » trên chữ Canh. [4] Như ghi chứ 2. [5] Có bộ « khẩu » trước chữ Bách. [6] Như ghi chú 2. [7] Idem. [8] Khảo sát toàn bộ hồ sơ phân định biên giới 1886 1897, đặc biệt bản nhật ký phân giới 1894 của Đại Tá Servière và Đại Tá Galliéni, ta thấy rất có thể các cột mốc 52 và 53 đã bị dời chỗ vì vị trí của nó không phù hợp với biên bản đoạn thứ 3 ký ngày 29 tháng 3 năm 1887. [9] Famin, Au Tonkin et sur la frontière du Quang Si. Tài liệu CAOM. SOM, cote C 43 [10] Như ghi chú 2. [11] CAOM. [12] Tài liệu này do ông Thái Văn Cầu ở Hoa Kỳ gởi tặng. Tác giả trân trọng cám ơn. [13] Do ông Nguyễn Ngọc Giao công bố. Theo ông này thì bản đồ 186C là bản đồ chính thức của Hiệp Ước Biên Giới tháng 12 năm 1999.

Categories

Để chuẩn bị cung cấp Bữa ăn Giáng Sinh 2013 và Quần Áo ấm cho những Người Không Nhà tại Coyote Creek, San Jose.

Để chuẩn bị cung cấp Bữa ăn Giáng Sinh 2013 và Quần Áo ấm cho những Người Không Nhà tại Coyote Creek, San Jose.
Sau 9 giờ sáng ngày 23 tháng 12 năm 2013 có hàng chục người thuộc các sắc dân Mexico, Ấn Độ, Da trắng đã đưa Quần áo, Giầy vớ, Chăn... đến Trung Tâm Sinh hoạt Cộng đồng Việt Nam Bắc California cùng với đồng hương Việt Nam để chuẩn bị phân phối cho Những Người Không Nhà dịp Giáng Sinh 2013.
Một nhóm phụ nữ từ các Shelters đã đến để phân loại và đóng gói hàng trăm gói quà. Xin gửi một số hình ảnh công tác chuẩn bị này.
CĐVN/Bắc California


Hinh Anh 15 POST

Hinh Anh 14 POST

Hinh Anh 13 POST

Hinh Anh 12 POST

Hinh Anh 11 POST

Hinh Anh 10 POST

Hinh Anh 9 POST

Hinh Anh 8 POST

Hinh Anh 7 POST

Hinh Anh 6 POST

Hinh Anh 5 POST

Hinh Anh 3 POST

Hinh Anh 2 POST

Hinh Anh 1 POST

Cám ơn các em đã đến viếng Nghῖa Trang Biên Hòa

Tôi vào Nam thăm gia đình và bạn bè một ngày cuối năm rực nắng. Sài Gòn vẫn hối hả như bao lần tôi đã đến. Gia đình tôi bên nội là dân Bắc, bên ngoại là dân Nam, thế nên từ bé đến giờ tôi chẳng xa lạ gì với mảnh đất này. Mọi lần đến Sài Gòn, tôi thường cố gắng bỏ thời gian về nghĩa trang thành phố để thăm mộ ông ngoại tôi. 
 
Lần này đi, tôi chợt nhớ đến đã đọc đâu đó về nghĩa trang quân đội VNCH cũng nằm tại Biên Hòa. Gia đình tôi không có người thân nào nằm ở nghĩa trang này, nhưng tôi rất tò mò muốn đến đây để mắt thấy tai nghe mọi chuyện và để thắp dù chỉ một nén nhang cho những người đã khuất. Trên đường đi, mặc dù được bạn bè hướng dẫn tận tình qua điện thoại mọi "thủ đoạn" để có thể lọt vào nghĩa trang này dù không có người thân bên trong, nhưng tự dưng tôi nổi lên nỗi tự ái rất lớn.
 
Tại sao chiến tranh đã qua lâu mà vào nghĩa trang này lại phải trình chứng minh thư, phải chứng minh được mình có người thân nằm trong đó, và tệ nhất là không được chụp ảnh đàng hoàng. Tôi quyết định sẽ chỉ đi vòng ngoài để quan sát và nhất là lên Đền Tử Sĩ, một nơi hoang tàn chẳng có ai canh gác. Dù đã biết những điều tệ hại nơi đây qua internet, nhưng quả thật chỉ khi chứng kiến tận mắt những gì ở Đền Tử Sĩ tôi mới thấu hiểu phần nào nỗi đau của biết bao gia đình có người thân nằm lại nơi này. Đền nằm trên một gò đất cao án ngữ ngay trước nghĩa trang, phía trước là cổng tam quan vẫn còn mờ mờ dòng chữ gì đó không đọc được nữa.
 
 Tôi về tra lại trên mạng mới biết đó là dòng chữ "Vì nước hi sinh" và "Vì dân chiến đấu". Theo những ảnh chụp trước 1975 còn lại trên mạng thì cảnh quan nơi này thay đổi thật nhiều. Cả khu gò phủ kín một rừng cây được trồng chắc mới gần đây thôi. Lần theo những bậc bê tông phủ dày lá khô, tôi bước lên khu đền mà lòng thầm kinh ngạc vì sao những cấu trúc xây dựng này có thể bền bỉ tồn tại đến bốn mươi năm dù không có người chăm sóc.
alt
alt
Bên trong đền, ngoài một cái bàn gỗ dựng tạm làm ban thờ là đống chăn chiếu bẩn thỉu, chắc của một người vô gia cư nào đó tá túc qua ngày. Ngày xưa nơi đây từng là chỗ cử hành những nghi lễ trọng thể để tưởng nhớ người đã khuất, giờ bẩn thỉu hoang tàn không khác xó chợ hoang.
alt
alt
 
Tôi và người bạn đi cùng không dám dọn dẹp kê đặt lại gì nhiều, chỉ dâng hoa và thắp tạm nén hương mong những người còn nằm lại ngậm cười nơi chín suối.
 
alt
alt
 
 
Dẫu biết chỉ là hành động tượng trưng, nhưng thôi thì quét chút lá quanh đền cho mát lòng những người đã khuất.
alt
 
 
Rời khỏi khu đền, chúng tôi đi một vòng vào sâu phía trong nghĩa trang. Người ta đã xây chặn giữa Đền Tử Sĩ và khu chôn cất một nhà máy nước có tên là Bình An. Cả khu nghĩa trang được xây kín tường cao 3m, bên trên có hàng kẽm gai lởm chởm trông không khác gì trại tù. Xe đưa chúng tôi lướt qua khu kiểm soát, ngoài cổng đề tên là Nghĩa trang nhân dân Bình An, phía trong thấp thoáng vài ngôi mộ. Nếu tôi cố vượt qua cổng này vào bên trong thì chắc chắn phải trình chứng minh thư, phải ghi tên vào sổ, phải chịu sự giám sát của nhân viên an ninh và sẽ không thể nào đàng hoàng nâng máy lên chụp bất cứ thứ gì. Đó là điều tôi đã được bạn bè cảnh báo trước và tôi không thể chấp nhận được! Tôi đi thăm nghĩa trang chứ có phải đi thăm tù đâu mà phải như vậy!
 
Vậy mà bao năm qua, gia đình những người đã khuất vẫn phải nín nhịn, vẫn phải xin xỏ chính quyền để thực hiện những quyền rất chính đáng của mình là được ra vào để thăm nom săn sóc phần mộ người thân nằm lại nơi này. Những người nằm xuống trong nghĩa trang này dù lý tưởng của họ là đối lập với nhà nước hiện nay, nhưng họ cũng là người Việt Nam, cũng là cha là ông của biết bao gia đình, mộ phần của họ đáng được hưởng sự chăm sóc của người thân. Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết? Đến ngay cả những lính Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979, khi chết vô danh trên đất Việt cũng được quy tập chôn cất trong bao nghĩa trang đàng hoàng khắp miền núi phía Bắc? Sao người Việt với nhau mà nỡ đối xử tàn tệ đến mức kinh hoàng như vậy? Còn nhiều câu hỏi nữa cứ luẩn quẩn trong đầu tôi trên đường về, nhưng chắc chắn một điều là chính sách hòa giải dân tộc sẽ không thể thành công nếu nhà nước cứ hành xử như thế này.
 

Chiến tranh đã lùi qua lâu mà vết thương trong lòng dân tộc hình như vẫn chưa khép lại. Khi tôi đăng một số bức ảnh chuyến đi thăm nghĩa trang này lên Facebook cách đây mấy hôm thì lập tức nhận được vô số phản hồi trái chiều. Người thì rất hoan nghênh, người thì lại phê phán cho rằng tôi là thằng cộng sản con, là kẻ cơ hội làm chuyện chính trị. Tôi nghĩ các bạn có ý phản đối tôi không cần phải nặng nề như vậy. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa dẫu gì cũng đã là quá khứ. Chiến tranh đã kết thúc gần bốn mươi năm và chúng ta vẫn phải chung sống với nhau. Điều quan trọng cần làm là nhìn nhận quá khứ, giải quyết tồn tại và hướng tới tương lai. Một mặt cứ sống trong hận thù, phân biệt Nam Bắc thì không thể cùng chấn hưng đất nước được. Mặt khác, phải dũng cảm bỏ qua khác biệt để bắt tay nhau cùng phá bỏ tất cả những điều phi lý, những điều đi ngược lại giá trị nhân bản của dân tộc này. Hãy đi từng bước nhỏ, từng việc cụ thể như việc phá bỏ chế độ kiểm soát nghĩa trang quân đội Biên Hòa giống một trại tù. Hãy lên tiếng, hãy làm trong khả năng mà bạn có thể chịu đựng được. Không bắt đầu thì mãi mãi chẳng bao giờ có đổi thay./.

Nguyễn Lân Thắng

(RFA Blog's)

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Thông Báo về việc Dự án thực hiện bộ phim Biên Giới Việt-Trung 1885-1887

Thông Báo về việc Dự án thực hiện bộ phim Biên Giới Việt-Trung 1885-1887
Bộ phim Biên Giới Việt –Trung 1885-1887 hiện đang được SaigonFilms đưa lên Dự án với thời gian trong khoảng 5 đến 8 năm và theo dự trù với những cố gắng bộ phim Biên Giới Việt-Trung sẽ được hoàn tất năm 2021.
Sơ lược những nét chính:
1.    Main character Paul Marie Neis (P. Néis)
2.    Director Hoàng Hoa
3.    Scripts
4.    Budget cho dự án với mức tốn kém khoảng 400,000 USD
5.    Location for Shooting the movie: Autralia, Brasil
6.    Hollywood Cameramen crew
7.    Score
8.    Reference: The Galatica, Le Tour du Monde, Sách Trắng
9.    Editors for French and English caption



SaigonFilms Art and Design Collection. Hoang Hoa audio video Lab

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Kinh hoàng ! Bình Thuận: Lũ bùn đỏ titan do vỡ hồ chứa trên núi


(Tin tức thời sự) -  Vào lúc 7h30 sáng nay (18/11), bờ moong khai thác titan của Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận đã bị vỡ tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Bờ moong này nằm trên đỉnh núi cao dự trữ lượng nước khoảng 300 m3.
Nước kèm theo bùn cát tràn qua tuyến đường nối Phan Thiết và đi mũi Kê Gà. Nước đổ xuống giống như dòng thác.
Có 3 người phụ nữ đi chợ bị nước cuốn nhưng may mắn thoát chết. Ba chiếc xe máy của 3 người phụ nữ này bị nước cuốn trôi xuống biển.
 Nước và bùn cát chia cắt đoạn đường
 từ Phan Thiết lên Kê Gà - Ảnh: Quế Hà
Nước và bùn cát chia cắt đoạn đường từ Phan Thiết lên Kê Gà - Ảnh: TNO
Anh Nguyễn Văn Khải, một người dân cho biết khi nghe vợ gặp nạn thì anh chạy đến ngay hiện trường. Vợ anh là chị Đoàn Thị Hinh đi xe máy qua khu vực này đúng lúc nước bùn đỏ cuồn cuộn chảy ra ngoài. Chị Hinh bị trượt bánh xe té ngã nhưng rất may không hề hấn gì, còn chiếc xe máy bị cuốn trôi.
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, người nấu bếp trong một resort gần khu vực xảy ra sự cố này, chưa hết bàng hoàng kể: “Tôi thấy dòng nước từ trong khu titan trào ra đỏ ngầu sau lưng mình. Nước như dòng lũ kéo cả chiếc xe của tôi trôi đi rất xa. Tôi la lên, nhiều người gần đó đã kéo lại chứ không thì không chỉ mất chiếc xe máy xuống biển rồi, mà tính mạng chắc cũng chẳng còn”.
Vào lúc hơn 8h, gần 100 ô tô và xe máy phải đứng chờ hai bên đường vì dòng bùn chảy xiết. Lực lượng công an xã Tiến Thành (TP Phan Thiết) và Đội CSGT Công an TP Phan Thiết có mặt tai hiện trường điều tiết giao thông.
Nước bùn đỏ chảy từ phía trong công ty cuốn theo nhiều vật dụng khai thác bằng kim loại nằm ngổn ngang trên đường. Một trụ điện phía trong công ty bị ngã đổ. Lượng bùn đóng trên mặt đường ngập đến đầu gối.
Do lượng bùn đỏ đổ ra quá lớn, tràn sang các khu rừng thông và đi vào nhiều resort đang được xây dựng tại khu vực giáp ranh giữa huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết. Nước bùn đỏ còn tràn sang một số nhà dân lân cận. Còn lượng nước chảy từ công ty đa phần băng qua đường nhựa và đổ thẳng ra phía biển.
Đến khoảng 9h40, công ty trên cho máy xúc dọn dẹp mặt đường và ô tô đã có thể qua lại, nhiều người đi xe máy không dám qua vì sợ trượt ngã.
Vụ việc khiến đoạn đường này bị ách tắc nghiêm trọng.
Lực lượng chức năng đã huy động lực lượng tại hai đầu của đoạn đường này để điều tiết giao thông.
Vào thời điểm này, Công ty cổ phần đầu tư khoán sản và thương mại Bình Thuận đang cho xe ủi giải phóng bùn cát khỏi tuyến đường.
Hiện trường bùn đỏ chảy ra ngoài - Ảnh: TTO
Hiện trường bùn đỏ chảy ra ngoài - Ảnh: TTO
Nước bùn đỏ giống như nước lũt
Nước bùn đỏ giống như nước lũ. Ảnh: TTO
 Lượng bùn đóng trên mặt đường ngập đến đầu gối
Lượng bùn đóng trên mặt đường ngập đến đầu gối. Ảnh: TTO
Bùn đỏ lênh láng gây cản trở việc đi lại của người dân - Ảnh: Nguyễn Nam
Bùn đỏ lênh láng gây cản trở việc đi lại của người dân - Ảnh: TNO
 Xe của công ty cào
 bùn khắc phục sự cố
Xe của công ty cào bùn khắc phục sự cố. Ảnh: TNO
 Gần 100 ô tô và xe máy phải đứng chờ hai bên đường vì dòng bùn đang chảy xiết - Ảnh: Nguyễn Nam
Gần 100 ô tô và xe máy phải đứng chờ hai bên đường vì dòng bùn đang chảy xiết - Ảnh: TNO

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Video Hùng Huy - Anh về Thủ Ɖô


Video Hùng Huy - Anh về Thủ Ɖô


  • http://www.youtube.com/watch?v=TC6Ud9mzJNQ&feature=c4-overview&list=UU7mScZOcanr-rcF0rwR7RUw

    Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 (Nhật Ký) tác giả P. Neis



    Kính thưa quý độc giả và thȃn hữu:


    Tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 (Nhật Ký) tác giả P. Neis do Sông Hồng dịch sang tiếng Việt giờ đȃy đang được lưu trữ trên Web Site www.saigonfilms.com.

    Trong niềm khao khát được phổ biến một tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam về đường biên giới Việt Nam và Trung Hoa nhằm giúp cho dȃn tộc Việt Nam hiểu rõ sự thật về đường biên giới lịch sử này, chúng tôi quyết định phổ biến toàn bộ tác phẩm Nhật Ký tác giả P. Neis bằng văn Việt. Trong thời gian gấp rút và vội vã xuất bản cho kịp ngày Tết Cộng Ɖồng Việt Nam Bắc Cali năm 2003 tổ chức tại trường Trung Học Overfelt với số sách kỹ lục trong một buổi bán sách gần 50 quyển, chúng tôi tin rằng tác phẩm này có nhiều sai sót về chính tả dấu hỏi ngã, v.v… mà quý vị biết là dấu hỏi ngã rất khó dùng trong tiếng Việt.

     NHẬT KÝ TRȆN BIȆN GIỚI VIỆT-TRUNG 1885-1887

     

    Sách có rất nhiều hình ảnh chụp và vẽ, nhưng chúng tôi chỉ phổ biến bằng văn mà thôi.

    1.     Vì tầm quan trọng của tác phẩm Nhật Ký và để tránh bị tấn công (hacked) phá hoại Web Site chúng tôi chia tác phẩm thành 2 phần, phần 1 và phần 2 và mỗi phần có password riêng để mở ra file pdf này. Vì thế quý vị sẽ cần có password và cần download Adobe Acrobat™ để đọc được file pdf.




    www.saigonfilms.com


    2.     Xin quý vị đừng cố gắng sửa chữa hoặc edit lại tác phẩm, hãy để chúng tôi edit lại bằng chính chúng tôi.

    3.     Toàn văn Nhật Ký đang được gửi đến chị Nam Dao phụ trách biên tập Chương trình phát thanh Chuyện Dȃn Tôi để chị Nam Dao có thể tùy nghi sử dụng phát thanh trê hệ thống phát thanh tại nước Úc.

    4.     Chúng tôi cố gắng lưu trữ tác phẩm này bằng cách lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ một thời gian không xa. Nếu hoàn cảnh cho phép, tác phẩm này sẽ được thực hiện thành phim ảnh để lưu trữ cho thế hệ mai sau.

    5.     Password để mở ra file pdf phần 1 là: saigonfilms.com

    Sau cùng chúng tôi xin gửi đến quý vị bài thơ của Tướng Lý Thường Kiệt dưới thời nhà Lý như sau, bài thơ này chỉ dùng ý tưởng thôi thay vì là thời phong kiến “Nam Ɖế” chúng tôi thay đôi thành “người dȃn Việt.”


    Nước Nam giang sơn gấm vóc này là nơi an cư lạc nghiệp của người Việt Nam,

    Sự việc này được an bày định đoạt trong sách sử của Trời.

    Bất cứ kẻ gian tà xȃm lược nào cả gan xȃm phạm đường biên giới,

    Chúng sẽ bị toàn dȃn Việt Nam đánh thua và tiêu diệt

    (Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tiệt nhiên định phận tại thiên thư, như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Lý Thường Kiệt)


    Trȃn trọng

    Hoàng Hoa, Trưởng ban biên tập saigonfilms.com

    Mountain View, Ca USA 11032013

    Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung 1885-1887

    Nht Ký Trên Biên Gii Vit Trung 1885-1887 (P. Neis)

    NHẬT KÝ TRȆN BIȆN GIỚI VIỆT-TRUNG 1885-1887



    Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

    Những hoạt động của Phi trên quần đảo Trường Sa (trích báo New York Times)
    A Game of Shark and Minnow

    http://www.nytimes.com/newsgraphics/2013/10/27/south-china-sea/

    Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

    Công Bố Tác Phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887

    Kính:
    “Lịch sử là một cuộc chuyển động và những nhà cai trị, phải biết học hỏi để lướt trên những cơn giông tố lớn xét ra không kềm hãm nổi.” Lịch Sử Chiến Tranh Lạnh. Merle Fainsod

    Sau mười năm in ấn và phát hành tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 bản dịch của Sông Hồng từ tác phẩm Sur Les Frontieres du Tonkin của tác giả Paul Neis, một đại úy hải quȃn Pháp và là nhà thám hiểm Ɖông Dương và là một thành viên trong đoàn ngoại giao Pháp ký kết hiệp ước biên giới Việt với nước Tàu, chúng tôi vẫn luôn mang một khao khát được in sách này cho tuổi trẻ Việt Nam học ngay từ lớp tiểu học để chúng hiểu rõ về biên giới lịch sử Việt và Tàu. Tuy nhiên, chúng tôi không biết đến bao giờ mới thực hiện được ước vọng ấy, hay những đứa trẻ ấy sẽ càng bị ung thối theo thời gian và rồi một ngày kia, nhìn lại đó là những con người mất gốc và ngu dốt trước vận mệnh lịch sử của dȃn tộc! Bởi lẽ đường biên giới Việt Tàu hiện đang được Việt cộng bôi xóa dần và được một nhóm người vẽ lại không đúng sự thực!
    Đưa tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung 1885-1887 (Nhật Ký) ra công chúng vì thế thật cần thiết khi toàn bộ kỹ thuật về phần mềm và ngôn ngữ điện toán hiện đang được cập nhật một cách mạnh mẽ nhất chưa từng có trong lịch sử của mạng xã hội Saigòn www.saigonfilms.com và từ đó SaigonFilms có thể xem là một môi trường thích ứng nhất xử trí cho việc công bố tác phẩm lịch sử này và cũng để minh chứng một khả năng quyền lực mạnh nhất trong kỹ thuật thông tin mạng xã hội của SaigonFilms.
    Nhật Ký được xem là một Sáng Thế Ký (Genesis) của dȃn tộc Việt Nam, một sách gối đầu giường cho tất cả những người yêu nước và là một kinh điển rọi sáng vào bóng tối u mê của dȃn tộc. Khi những cột mốc lịch sử biên giới qua ký kết giữa Việt Cộng và Tàu cộng trong những năm 1999-2000 bị nhổ bỏ đi, chính là khi nổi đau thương của dȃn tộc thêm rỉ máu, khi những giọt máu đào của tổ tiên hy sinh để bảo vệ tổ quốc giang sơn chợt trở thành hoang phí và những anh linh của anh hùng xã thȃn cho tổ quốc chợt trở thành những cô hồn vô chủ thì chính là lúc nổi đau thương của dȃn tộc dȃng lên như những cơn hồng thủy.
    Ɖỉnh cao Lũng Cú, giòng sông Nho Quế, giòng sông Quý Xuȃn, thác Bản Giốc, ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, biên giới Lào Kay với sông Hồng êm đềm… Nhật Ký đã đan quyện vào lòng người một tình yêu nước sȃu xa, con đường biên giới đầy cảnh đẹp dù đó là biên giới trong chiều mưa hay nắng mà bất cứ nơi đâu cũng chan chứa một mối hoài cảm linh thiêng. Paul Neis đã đến với lịch sử Việt Nam như một kỷ niệm, không tham vọng, không ảo tưởng và chẳng vì danh vọng! Paul Neis đã chết đi như một người hiệp sῖ vô danh và bút tích của ông thật đơn sơ in năm 1889 và nằm trong bộ sách Le Tour du Monde!
    Tháng 12 năm 2002, chúng tôi đã dùng tất cả khả năng về programming để tìm kiếm một tác phẩm xa xưa nhất liên quan đến biên giới Việt Tàu giữa lúc chúng tôi đang theo đuổi những lớp chót của bằng Master degree Computer Science tại trường đại học SJSU và chúng tôi đã khám phá ra một bản dịch Anh ngữ tại một nhà sách ở Thái Lan. Sách được ordered ngay tức thì và khi đến California, sách đã lập tức được dịch sang Việt ngữ. Font chữ Việt tuyệt đẹp được sử dụng là Micrsoft Word™ và in trên nền giấy trắng 108 và khổ 8.5x11in và được bán tại chợ Tết Cộng đồng Việt Nam Bắc Cali năm 2003 với mức độ tiêu thụ nhanh chóng nhất. Ɖiều ngạc nhiên là phụ nữ Việt Nam thích mua sách này hơn nam giới vì họ muốn đọc sách này để dạy các cháu ở nhà mỗi đêm. Sau đó sách được bán nhiều nơi và người mua rất nhiều.
    Nhật Ký của Paul Neis từ đó trở thành huyền thoại cho dȃn tộc Việt Nam, và giờ đȃy nếu chúng ta đọc lại nó giống như trong một giấc mơ cổ tích, vì những dấu chȃn xưa tổ tiên trên biên giới ấy giờ đȃy bị kẻ thù trong và ngoài xóa đi không còn nữa.
    Lời Cảm tạ
    Chúng tôi xin được dȃng tác phẩm lịch sử này lên linh hồn song thȃn của anh Nguyễn Bình Riên bởi vì hai vị đã thương yêu tôi và từ đó tình bạn khắng khít giữa tôi và Nguyễn Bình Riên có từ thuở ấu thơ đi học dưới mái trường Chu Văn An, và rồi những năm tháng sau chúng tôi cùng tình nguyện vào quȃn đội. Rời mái trường quȃn sự nổi tiếng Việt Nam, chúng tôi đã mỗi người đi vào mỗi mặt trận, và rồi được tin anh gục ngã trên chiến trường Quȃn khu 2 trước khi Sàigòn thất thủ. Nguyễn Bình Riên đã sớm hy sinh khi hoài bảo ước mơ không trọn vẹn.
    Xin dȃng tác phẩm lên linh hồn song thȃn tôi đã nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi từ tấm bé, chẳng những khi tôi thơ ấu, mà cả những năm lưu đày trong trại tù tập trung của Việt cộng, mẹ cha tôi đã lặn lội thăm nuôi tôi với những hạt gạo, hạt đậu, khoai sắn, những trái chuối khô, những lát mỡ ngâm muối mặn và những đồng tiền mồ hôi nước mắt mẹ cha tôi dành dụm trên vùng kinh tế mới để tôi sống sót. Thương nhớ em tôi đã ra đi cho tổ quốc mà tầm đạn của tôi không sao với tới để phủ trên đầu địch che chở lúc em tôi bị lâm nguy. Ɖất mẹ đã ôm em trọn đời.
    Chȃn thành cám ơn những thầy cô giáo dạy tôi từng chữ a, b, c. Thương nhớ thầy Hoàng Lý Văn của trường Nguyễn Khuyến, những tháng ngày tôi được học nơi thầy sự nhẫn nại cố gắng, chuyên cần và từ đó tôi đã vẽ vang đậu chứng chỉ Anh ngữ của đại học Cambridge, UK vừa khi tôi đậu Tú Tài 1. Chín năm sau cuộc lưu đày tôi đã trở về căn nhà cũ của thầy thì không biết thầy đi đȃu trong mùa bão loạn. Cám ơn thầy Vũ Ɖức Hồng đã chắp tôi đôi cánh, cám ơn thầy Huỳnh trường Chu Văn An năm cuối cùng đã dạy tôi những môn lịch sử và luận lý.
    Cám ơn người bạn đời của tôi đã chịu đựng trong gian khổ chờ đợi tôi giữa lúc mạng sống tôi mong manh trong vòng vȃy kẻ ác suốt gần 10 năm khắp miền đất nước mang thȃn là tù nhȃn của Việt Cộng. Niềm tin và tình yêu ấy của người phụ nữ diệu hiền ấy đã xoa dịu sự thống khổ để tôi miệt mài un đúc một quyết tâm tuy mềm mõng nhưng không gì lay chuyễn.
    Tác phẩm Nhật Ký này hôm nay tôi xin gởi trả vào lịch sử Việt Nam, tất cả bằng chính font chữ đẹp nhất của Unicode, bằng học vấn dưới nhiều mái trường và cuộc sống, và bằng tình yêu thương trong sáng nhất của tôi cho tổ quốc Việt Nam.
    (Xem tiếp Cách chỉ dẫn đọc tác phẩm Nhật Ký trên SaigonFilms)