Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Hàng Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam”


 
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-08-06
Gần đây giới tiêu dùng tại Việt Nam cho hay đã có vô số khách hàng bị lừa vì mua nhằm hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Viet Nam”.
Ảnh: C.Q/DungHangViet
Nhiều hàng dán nhãn Made in Vietnam nhưng thực tế nguồn gốc hàng hóa lại là từ Trung Quốc! Sau khi đưa hàng về VN, nắm bắt được tâm lý "sợ" hàng TQ, nhiều đơn vị kinh doanh đã thay nhãn mác để đánh lừa người tiêu dùng.


Một sản phẩm nhập lậu từ nước láng giềng khổng lồ này sẽ kiếm lời lớn, khi đính nhãn hiệu “làm tại Việt Nam” vào, để gạt gẩm những người mua sơ ý.

Những sản phẩm xuất khẩu đều được gắn mảnh vải nhỏ “Made in Vietnam” mà ai cũng có thể tìm mua dễ dàng, tương tự như các hình thêu hàng hiệu nổi tiếng như “Cá Sấu”, “Jean Lewis”, “Louis Vuitton” hay “Versace” mà thực tế toàn là đồ giả, hàng nhái; chính vì thế mà các gian thương mua hàng từ Hoa Lục mang về Việt Nam, gắn mác vào, dễ tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.

Ham lợi, gạt gẩm khách hàng

Trên thị trường Âu Mỹ, thời gian gần đây, hàng hóa do Việt Nam sản xuất được tiếng là rẻ, đẹp, bền, nhờ sự khéo tay và sáng tạo của chuyên viên, doanh nghiệp và công nhân Việt Nam. Lợi dụng yếu tố đó, các con buôn cho trà trộn sản phẩm đủ loại nhập từ Trung Quốc với giá rẻ, gắn hiệu “Made in Viet Nam” vào, rồi tung ra thị trường thu lợi gấp nhiều lần.

Một quần hay áo do Việt Nam sản xuất thật sự, nếu được bán ra với giá 200 ngàn đồng, thì hàng nhái trông bề ngoài y như vậy, làm bên Trung Quốc, chỉ mong bán được chừng 100 ngàn đồng với mác “Made in China”, nhưng một khi đính nhãn “Made in Viet Nam” thì được tính với giá gấp mấy lần.

Theo giải thích của chủ nhân các cửa hàng có bày bán sản phẩm của Trung Quốc, thì giới tiêu thụ vẫn tin rằng nên ủng hộ chủ trương người Việt dùng hàng Việt, vì hàng Việt rất tốt, an toàn so với hàng Trung Quốc, bị xem là “đồ mã” chỉ dùng được ba, bảy, hai mươi mốt ngày là vào sọt rác. Bán hàng Trung Quốc ngụy tạo thành hàng Việt Nam, con buôn sẽ kiếm được tiền lời gấp 3 hay 4 lần.

Ảnh hưởng hàng hóa, kinh tế VN

Trước tình trạng hư thực như thế khiến người tiêu dùng đâm ra nghi ngờ, mất niềm tin vào hàng hóa “Made in Viet Nam” vì không thể phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng dỏm, hàng “đội lốt”.

Đây là hành động mà mình khó chấp nhận, vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, về mặt nào đó cũng xâm hại đến chủ quyền của mình, ...
Chuyên gia KT Trần Bá Tước
Từ Saigon, chuyên gia kinh tế Trần Bá Tước mạnh mẽ phê phán hành vi gian lận thương mại này, gây tác hại đến kinh tế và ngành xuất khẩu của Việt Nam:

“Đúng là tình hình hiện nay có nhiều phức tạp tại vì nếu lấy hàng đề Made in Vietnam nhiều khi có vấn đề hạn ngạch xuất đi, điều đó không thuận lợi gì cho Việt Nam cả. Theo tôi, đây là hành động mà mình khó chấp nhận, vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, về mặt nào đó cũng xâm hại đến chủ quyền của mình, hàng xuất khẩu phải ghi “Made in Viet Nam”, hàng của họ (Trung Quốc) làm như vậy thì chất lượng không tốt, sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.”

Cần triệt để bài trừ


Quầy hàng giày dép trong chợ Sàigon
Quầy hàng giày dép trong chợ Sàigon. RFA
Theo ông thì hàng hóa Trung Quốc giả hiệu này còn mang một nguy cơ tiềm ẩn khác:

“Dĩ nhiên là chánh quyền phải quan tâm đến vấn đề này, hiện nay thì chánh phủ mới vừa hình thành sẽ có biện pháp, vì đây không phải là lần đầu tiên họ làm chuyện này, mình phải cảnh giác đối với các hành động mang tính chất chính trị hơn là kinh tế.”

Một người tiêu dùng cũng cho đây là một hành vi cần phải được nhà nước triệt để bài trừ:

“Cơ quan chức trách tức là nhà nước cần phải ngăn chặn chuyện đó, đừng để xảy ra, mình không thể ngăn cấm hàng Trung Quốc, cho họ nhập nhưng với điều kiện là phải để mác Trung Quốc đàng hoàng, phải triệt để kiểm soát như thế nào đó, đừng để hàng Trung Quốc làm nhái hàng Việt Nam, đừng để họ trà trộn, đem những hàng đó qua biên giới nước mình, dùng nhãn kiệu đó để lũng đoạn nền kinh tế của mình.”

Trong khi đó một tiểu thương thì đặt nghi vấn là biết đâu có thế lực nào đó đứng đằng sau những vụ hàng nhái, hàng dỏm, sản xuất bên Trung Quốc rồi gắn mác Việt Nam vào, để kiếm lời bất chính:

“Vấn đề đó báo chí Việt Nam cũng đã lên tiếng, mới cập nhựt thông tin, thấy chính xác, cái người chống tham nhũng, kêu gọi chống tham nhũng, ngược lại chính người đó tham nhũng thì có chống được hết hay không?
Thứ hai nữa, nói thì nói, mà làm thì cứ làm, chỉ có đồng tiền là trên hết, không còn gì để nói, gian lận thương mại, hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, mục đích là tiền thôi.
Ví dụ ở trong một khu vực nhỏ thôi, anh là chánh quyền thì ai làm gì anh cũng biết, chứ đừng nói chi chuyện lớn, khi chuyện đó quá mức thì mới đưa lên, bên nầy, triệt bên kia, mới đưa lên, tại sao để chuyện đã rồi, mới la, la để cho có la, vô tác dụng, phải chi chống từ đầu, đã bùng phát thành dịch rồi thì chả có tác dụng gì.”

Cơ quan chức trách tức là nhà nước cần phải ngăn chặn chuyện đó, đừng để xảy ra, mình không thể ngăn cấm hàng Trung Quốc, cho họ nhập nhưng với điều kiện là phải để mác Trung Quốc đàng hoàng,...
Một người tiêu dùng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói, nếu trong các cửa hàng Made in Viet Nam mà bán sản phẩm không phải của Việt Nam, nhưng lại gắn mác đó vào thì đó là hàng nhái, bị xem như một hành động vi phạm pháp luật cần phải bị xử lý. Quyền của người tiêu dùng là được cung cấp thông tin chính xác, trước những hành vi lừa đảo đó, khách hàng bị gạt có quyền khiếu nại với Hội Bảo vệ người tiêu dùng và Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, phó Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà buôn bán lẻ cũng cho rằng đây là hành vi bán hàng không lương thiện, gạt gẩm khách hàng. Lên tiếng với VN Express, bà nhấn mạnh là có hai cách giải quyết, trước tiên là trực tiếp góp ý với chủ nhân những gian hàng đó, trong trường hợp họ không giải quyết thì có thể gởi kiến nghị về Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Qua một số ý kiến khác thì nói rằng, sở dĩ con buôn phải tìm cách lường gạt khách hàng, vì từ trên hai tháng qua khi bắt đầu nổ ra những cuộc biểu tình thường xuyên của người dân Hà Nội và Saigon để chống Bắc Kinh xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, phản đối thái độ khiêu khích của Phương Bắc thì phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc cũng được phát động, khiến việc làm ăn bị thua thiệt nên các shop phải nghĩ ra kế “trà trộn, nhập nhằng”.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

China launches first aircraft carrier on maiden sea

http://news.yahoo.com/chinas-first-aircraft-carrier-makes-maiden-sea-trial-000047792.html
BEIJING (Reuters) - China's first aircraft carrier held its sea trial Wednesday, a step likely to stoke patriotic pride at home and jitters abroad about Beijing's naval ambitions.
The long-awaited debut of the vessel, refitted from a former Soviet craft, marked a step forward in China's long-term plan to build a carrier force that can project power into the Asian region, where seas are spanned by busy shipping lanes and thorny territorial disputes.
"Its symbolic significance outweighs its practical significance," said Ni Lexiong, an expert on Chinese maritime policy at the Shanghai University of Political Science and Law.
"We're already a maritime power, and so we need an appropriate force, whether that's aircraft carriers or battleships, just like the United States or the British empire did," he said in a telephone interview.
The carrier "left its shipyard in Dalian Port in northeast Liaoning province Wednesday morning to start its first sea trial," said the official Xinhua news agency, describing the trip as only a tentative trial run for the unfinished ship.
"Military sources said that the first sea trial was in line with the schedule of the carrier refitting project and would not take a long time," the agency said.
The aircraft carrier, which is about 300 meters (984 feet) long, plowed through fog and sounded its horn three times as it left the dock, Xinhua said on its military news microblog.
In an interview published this week, Chinese navy Rear Admiral Yin Zhuo said his country intended to build an air carrier group, but the task would be long and difficult.
"The aircraft carriers will form a very strong battle group," Yin told the China Economic Weekly. "But the construction and functional demands of an aircraft carrier are extremely complex," he told the magazine.
Training crew and, eventually, pilots for the carriers was a big challenge, said Yin.
PRESTIGE AND POWER
Last month, China's defense ministry confirmed the government was refitting the old, unfinished Soviet vessel bought from Ukraine's government, and sources told Reuters it was also building two of its own carriers.
"One of the biggest drivers behind this is prestige," Ashley Townshend at the Lowy Institute for International Policy in Sydney told Reuters in an interview before the debut of the vessel.
"The Chinese debate on sea power has been focused on its coming of age as a great power, and great powers have great navies, and great navies have aircraft carriers," he said.
If Beijing was serious about having a viable carrier strike group, it would need three carriers, said Townshend.
China would also have to develop support ships and aircraft for any carrier group, he said, noting it would take some 10 years to develop a viable carrier strike group.
In China's neighborhood, India and Thailand already have aircraft carriers, and Australia has ordered two multipurpose carriers. The United States operates 11 carriers.
Earlier, a Pentagon spokesman played down the likelihood of any immediate leaps from China's nascent carrier program.
But that is just one part of China's naval modernization drive, which has forged ahead while other powers tighten their military budgets to cope with debt woes.
China has been building new submarines, surface ships and anti-ship ballistic missiles as part of its naval modernization.
The country's growing reach at sea is triggering regional jitters that have fed into longstanding territorial disputes, and could speed up military expansion across Asia.
In the past year, China has had run-ins at sea with Japan, Vietnam and the Philippines. The incidents -- boat crashes and charges of territorial incursions -- have been minor, but the diplomatic reaction often heated.
Last week, Japan warned that China's naval forces were likely to increase activities around its waters, prompting Beijing to accuse Tokyo of deliberately exaggerating the Chinese military threat.
"This is showing to the whole world that China's maritime mobility is expanding drastically. This is showing that China is in the process of acquiring capability to control South China Sea as well as East China Sea," said Yoshihiko Yamada, a professor at Japan's Tokai University about the carrier trial.
China's defense budget has shot up nearly 70 percent over five years, while Japan, struggling with public debt, has cut military outlays by 3 percent over the same period, a Japanese government report said.
A senior U.S. Navy intelligence officer earlier this year said he believed China wanted to start fielding multiple aircraft carriers over the next decade, with the goal of becoming a global naval power capable of projecting power around the world by mid-century.
"A single, solitary aircraft carrier floating on the sea, without the accompanying forces, doesn't constitute a battle force," said Ni, the Shanghai professor.
"It would be a sitting duck if you tried to send it out."
(Additional reporting by Michael Perry in Sydney and Kiyoshi Takenaka in Tokyo.; Editing by Sanjeev Miglani and John Chalmers)

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Đầu độc lâu dài dân tộc Việt là điều mà TC đã , đang và tiếp tục làm

với sự tiếp tay của lủ Hoa thương và con buôn Việt hám lợi , bất chính cùng
sự ngu dốt và vô trách nhiệm của CQ/VC .
Người Việt cần sáng suốt để tránh hoạ diệt vong .

"Phù phép" trái cây

TTCT - Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.

>> 50 trẻ mầm non uống nhầm hóa chất do lỗi nhân viên y tế
>> TP.HCM: bệnh sốt rét diễn biến phức tạp
“Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều” - ông Thuận “trình diễn” màn thúc chín cho mít - Ảnh: Khương Văn
“Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều” …

Sáng 20-7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”.

Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.

Từ “tắm” đến chích hóa chất

Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín”.

Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng “chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.

Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: “Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.

Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái - Ảnh: Khương Văn
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái - Ảnh: …

Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm”. Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: “Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”.

Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19-7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều 20-7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôcnơvit được mài nhọn.

Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.

Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” - bà Mai khẳng định.

Những trái sầu riêng đã được “tắm” hóa chất ở vựa bà Trang (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) - Ảnh: Ngọc Khải
Những trái sầu riêng đã được “tắm” …

Kéo dài “tuổi thọ”

Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.

Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.

Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.

Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài.

Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.

Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.

Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.

NGỌC KHẢI - KHƯƠNG VĂN

-------------------------

Người bán không dám ăn

Gần đây, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ gọi điện thông tin lo ngại về tình trạng trái cây có sử dụng hóa chất bảo quản. Mới nhất là trường hợp trái dưa nặng hơn 6kg do chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (ấp 1, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) mua từ trước Tết Nguyên đán 2011 còn tươi nguyên (Tuổi Trẻ ngày 1-7).

Tương tự, chị Thanh Xuân (P.Tân Quý, Q.Tân Phú) cho hay: “Trái táo ông xã tôi mua ngoài chợ về chưng hơn ba tháng trời vẫn còn tươi nguyên, nhưng khi bổ ra thì bên trong đã thối mốc. Không hiểu trái này dùng chất gì mà giữ lâu đến vậy”.

Ông Chiến, một chủ sạp trái cây ở P.Trung Mỹ Tây, Q.12, nghe thông tin trên chỉ cười xòa, lấy một trái bơ bóng đẹp nhất sạp ra giới thiệu: “Trái cây không dùng thuốc thì khách chê mẫu mã không bóng đẹp, rất khó bán. Ngay cả bọn tôi cũng không dám ăn vì sợ hàng bị các đầu mối mua về đã có dùng thuốc”.

-------------------------

Có nguy cơ gây ngộ độc

Ethrel có tên thương mại là Ethephon với hoạt chất chính là 2-chloroethyl phosphonic acid. Ethrel được xếp vào nhóm các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng ethrel với liều lượng thích hợp để thúc chín trái cây như cà chua, dâu, táo. Úc, New Zealand và Hà Lan cũng cho phép tương tự nhằm rút ngắn thời gian chín và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US-EPA) đã xác định ethrel đi vào cơ thể qua thực phẩm chỉ an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho phép 0,05mg/kg cân nặng cơ thể.

Tại Việt Nam, các sản phẩm ethrel mới được Bộ NN&PTNT cấp phép sử dụng như một loại chế phẩm kích thích mủ cao su và thúc chín quả bông. Một số cơ quan nghiên cứu đã ứng dụng ethrel để kích thích chôm chôm ra hoa trái vụ. Riêng hóa chất ethrel nhập từ Trung Quốc chưa được chính thức cấp phép. Vì thế “Nếu ai/đơn vị nào sử dụng vào mục đích khác là vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật” (trích lời của cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT).

Nếu bơm chích vào cuống trái mít hay sầu riêng với liều lượng vượt ngưỡng sẽ gây độc vì lượng ethrel hấp thu vào người sử dụng (nặng 60kg) có thể > 3mg. Người ăn trái cây có sử dụng các hóa chất bảo quản không cho phép hoặc vượt quá ngưỡng cho phép đều có nguy cơ bị ngộ độc, nặng sẽ bị ngộ độc cấp tính, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày sẽ bị ngộ độc mãn tính.

TS NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA
(Trung tâm Nghiên cứu đất - phân bón & môi trường phía Nam)