Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

Nhóm Hồi giáo tham gia đàm phán ở Ai Cập

Biểu tình tại Ai Cập
Tổ chức đối lập có ảnh hưởng nhất Ai Cập, hội Ái hữu Hồi giáo (Muslim Brotherhood), đồng ý đàm phán với chính phủ nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110206_brotherhood_egypttalks.shtml  
Nhóm này nói với hãng thông tấn Reuters rằng cuộc đàm phán sẽ bắt đầu ngay Chủ nhật này và các bên sẽ nhận định tình hình xem chính phủ đã sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của người dân hay chưa.
Đây sẽ là cuộc điều đình đầu tiên giữa chính phủ Ai Cập và nhóm Hồi giáo vốn bị cấm hoạt động ở trong nước.
Tổng thống Hosni Mubarak đã bác bỏ đòi hỏi của người biểu tình muốn ông từ chức ngay lập tức.
Ông Mubarak nói sẽ không tái ứng cử trong cuộc bầu cử tháng Chín tới, nhưng đám đông người biểu tình trân đường phố Cairo và nhiều thành phố khác muốn ông phải rút lui ngay.
Hội Ái hữu Hồi giáo trước đó tuyên bố không tham gia các cuộc thương lượng giữa chính phủ và phe đối lập.
Thế nhưng nay một người phát ngôn được Reuters dẫn lời nói: "Chúng tôi quyết định tham gia vòng đàm phán để xác định xem giới chức nghiêm túc đến đâu trong việc tiếp thu và chấp nhận yêu cầu của người dân".
Một phát ngôn nhân khác thì nói với hãng AFP rằng việc đàm phán cũng nhằm để chấm dứt "sự can thiệp của nước ngoài" vào tình hình trong nước.
Hội Ái hữu Hồi giáo là nhóm đối lập có tổ chức nhất và cũng có ảnh hưởng lớn nhất ở Ai Cập, thế nhưng bị cấm hoạt động và các thành viên thường xuyên bị trấn áp.
Ông Mubarak từng chỉ trích tổ chức này khơi gợi bạo động và nói nếu ông ra đi thì nhóm này sẽ gây bất ổn chính trị ở trong nước.
Hội Ái hữu Hồi giáo bác bỏ các cáo buộc trên và nói họ chỉ có mục tiêu duy nhất là thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Ai Cập.

Từ nhiệm

Người biểu tình tiếp tục chiếm giữ quảng trường Tahrir ở Cairo trong ngày thứ 13 của đợt xuống đường, nhưng số người đã giảm bớt.
Quân đội tìm cách mở cửa lại quảng trường này và vãn hồi trật tự, dồn người biểu tình vào một khu vực nhỏ.
Thế nhưng hàng trăm người đã ngăn không cho quân lính tiến vào trong quảng trường, một số người còn nằm lăn ra đất để chắn đường.
Hoa Kỳ - đồng minh chủ chốt của chính phủ Mubarak - đã kêu gọi chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, tuy chưa kêu gọi ông tổng thống từ nhiệm.
Mỹ cũng khuyến khích tất cả các đảng phái tham gia quá trình thương thảo về tương lai phát triển của Ai Cập.
Một quan chức Mỹ cao cấp được Reuters trích lời nói: "Quan điểm của chúng tôi là chính phủ đã có hành động đúng đắn khi mở thảo luận sớm và nay phe đối lập cần tham gia tiến trình này để xem chính phủ có thực lòng hay không".
Toàn bộ ban lãnh đạo của đảng Dân chủ Quốc gia (NDP) cầm quyền đã từ chức vào thứ Sáu tuần rồi, hành động được cho là hệ quả của cuộc biểu tình.
Hai trong số các đồng minh của ông Mubarak, trong đó có con trai ông tổng thống - Gamal, đã mất chức trong đảng khi ông Hossam Badrawi được bổ nhiệm làm tổng thư ký.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét