Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Thế giới Ả Rập có theo gương Tunisia?

Tunisia
Bạo loạn của Tunisia dẫn tới sự ra đi của lãnh đạo cao cấp bắt nguồn từ các vấn đề kinh tế và xã hội trầm trọng.
Những ngày này, người dân Ả Rập ở khắp nơi dường như thấy mình có điểm giống với Mohamed Bouazizi.
Người thanh niên 26 tuổi người Tunisia này từng học qua đại học.
Tuyệt vọng vì không nhận được một công ăn việc làm và bị cảnh sát lạm dụng, anh đã tự thiêu ở một quảng trường và ngay lập tức câu chuyện của anh đã gây tiếng vang mạnh mẽ, vượt ra khỏi thành phố của anh.
Khi qua đời sau đó vì chấn thương do bỏng, anh đã trở thành một biểu tượng và một người tử vì đạo.
Và nay cơn bạo động, bất ổn phát xuất từ vụ tự thiêu của anh đã dẫn đến sự sụp đổ của một trong những lãnh tụ chuyên quyền, ngồi lâu năm nhất trên ghế quyền lực ở trong khu vực này.
Không thể dập tắt được tình trạng bạo động này, mặc dù đã đưa ra một loạt các nhượng bộ trên truyền hình với những người biểu tình, Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, 74 tuổi, cuối cùng đã 'biến mất' khỏi chính trường.
Chính cuộc sống và cái chết của người thanh niên Mohamed Bouazizi đã tổng kết tình trạng của thế giới Ả Rập hôm nay.

Trong khi các tác động của tình trạng bất ổn với Tunisia còn chưa chắc chắn, thì tác động của nó đối với khu vực lại khá rõ ràng.
Nhiều người dân Ả Rập cảm thấy rằng những vấn đề đối với chàng thanh niên tự thiêu người Tunisia như thất nghiệp, tham nhũng, toàn trị, không có nhân quyền, cũng là những vấn đề của họ.
Trong suốt khu vực này, có sự sa sút vì nhân phẩm thiếu được tôn trọng.
Hơn nữa, trong thời đại toàn cầu hóa, các chế độ độc tài không còn có thể cắt đứt và ngăn cách các công dân của họ với các luồng thông tin.
Truyền thông Ả Rập - mà ngay cả ở những nước thường chịu hạn chế, kiểm duyệt - có thể cảm nhận sự khát khao của công chúng, khán thính giả của họ về tin tức xung quanh cái chết của Bouazizi, cũng như quanh những diễn biến đầy kịch tính mà cái chết của anh khơi nguồn.
Họ không thể giữ im lặng, vì lẽ ra họ cũng đã có thể làm như vậy trong quá khứ.
'Thông điệp cho phương Tây'
Biến động chính trị xã hội ở Tunisia
Người dân đốt một chiếc mũ cảnh sát trong cuộc bạo động kéo dài nhiều tuần lễ.


Nhưng nếu trong khi những người biểu tình Tunisia đã gửi một thông điệp thách thức tới các nhà cai trị Ả Rập, họ cũng đã gửi một thông điệp khác tới phương Tây.
Trong nhiều thập kỷ, các chính phủ phương Tây mô tả Tunisia là một ốc đảo của sự yên bình và thành công kinh tế - một nơi mà họ có thể tới làm ăn.
Họ nhắm mắt làm ngơ trước sự đàn áp khắc nghiệt của Tổng thống Ben Ali với giới bất đồng chính kiến - và bỏ qua một thực tế là trong khi tầng lớp chóp bu của Tunisia thành đạt thì các thường dân nước này đã phải trải qua sự đau khổ.
Tại Washington, Tổng thống Barack Obama đã nhanh chóng lên tiếng tố cáo hành động thái quá của cảnh sát Tunisia, và bày tỏ hy vọng quốc gia này sẽ chuyển hướng tới một tương lai dân chủ hơn.
Trong khi các cuộc bạo động tiếp tục diễn ra ở Tunis, Ngoại trưởng Hillary Clinton - vào cuối chuyến thăm vùng Vịnh của bà - đã đưa ra lời chỉ trích về nạn tham nhũng và trì trệ chính trị trong khu vực.
Chính quyền của ông Obama - có thể cảm nhận được sự chỉ trích rằng họ đã quá nhút nhát trong những vấn đề này - nay dường như thấy rằng Hoa Kỳ phải lên tiếng, bằng không, sẽ bị mất uy tín.
Nguy hiểm trước mắt

Biến động chính trị xã hội ở Tunisia
Thất nghiệp và thiếu việc làm lâu năm trong nhiều tầng lớp dân, đặc biệt làm thanh niên bất bình và dẫn tới bạo loạn.

Có nhiều mối hiểm nguy ở phía trước mà một trong số đó là Tunisia sẽ rơi vào hỗn loạn.
Đây là một kịch bản có thể thuyết phục các nhà cầm quyền Ả Rập bám chặt hơn vào quyền lực, thay vì sẽ chia sẻ hoặc từ bỏ nó.
Nguy hiểm thứ hai là tình trạng bất ổn này có thể lây lan rộng.
Mà trên thực tế nó có vẻ đã diễn ra như vậy khi ,vì nhiều lý do, lan sang nước láng giềng Algeria.
Tại hàng loạt các quốc gia Ả Rập, vấn đề kế vị đang trở nên gay cấn khi giới lãnh đạo chuyên quyền già cỗi đang phải đối đầu với những nguyện vọng không được đáp ứng của một dân số vốn đang được trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng ở đây.
Và chính cuộc sống cũng như cái chết của người thanh niên Mohamed Bouazizi đã tổng kết tình trạng của thế giới Ả Rập ngày hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét