Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Thư gửi các dân tộc Tây Nguyên,
Kính gửi các đồng bào dân tộc Tây Nguyên,
Cùng với sự phát triển tột bực về khoa học và kỹ thuật giúp phát triển đời sống, khiến con người có cuộc sống thêm tốt đẹp vǎn minh và hạnh phúc, nó còn chế ngự sự khắc nghiệt của thiên nhiên, giảm bớt sức tác hại gây ra bởi thiên tai, lụt lội, sóng thần trong bảo tố, biển cả hay đất đai. Rủi thay ở Việt Nam dân chúng Tây nguyên ít học, thiếu thốn mọi phương tiện kỹ thuật khoa học, nghèo nàn lạc hậu, lại them chính quyền cộng sản không có chút lương tâm nên những thiên tai như lũ lụt, bảo tố gây rất nhiều chết chóc và ác nghiệt cho sự sống còn, hủy hoại sức khoẻ của cả dân tộc Việt Nam nhất là cho người dân tại miền Trung và ven biển. Từ nhiều nǎm qua, cây rừng trên núi cao đã bị đốn chặt, phá sạch tìm gỗ quý, để xây đập thủy điện mà tác dụng ích lợi của chúng thì nhỏ mà tác hại thì nhiều. Một khi cây rừng bị chặt phá, nhổ tận gốc rễ thì nước mưa và sương lạnh trên đầu nguồn trên núi đã không thể đuợc hút thấm vào các tầng đất trở thành nguồn nước tinh khiết và trong sạch để uống, nhưng sẽ chảy tràn lan trên mặt đất và đổ xuống hạ lưu các sông suối như thác lũ. Không còn cây rừng ngǎn chận nước chảy nhanh từ trên dốc cao, nước lập tức chảy tràn xuống dưới. Không có gốc rễ cây bám vào đất,nước phá vỡ đất nơi triền núi làm xạt lỡ gây tắt nghẽn lưu thông nước khiến nước lại điên cuồng dâng cao và đổ xuống thấp như sấm sét. Nước không còn có chỗ hội tụ chảy ra biển mà dâng ngập tràn vùng trũng nơi mà cư dân sinh sống trồng trọt. Như vậy lũ lụt sẽ khiến người chết, gia súc chết, trâu bò nuôi để cày bừa chết, hoa màu chết úng và rồi nhà cửa hư hại đổ nát, của cải mất sạch và tội lỗi thay, con người không có một giọt nước trong sạch để uống.
Tây nguyên không ra ngoài định luật ấy. Những con đập được xây dựng đầu nguồn một cách vội vã thiếu trách nhiệm và không có người trách nhiệm, dùng để chứa nước rửa quặng bô xít thì lập tức vào mùa nắng, nguồn nước hạ lưu sẽ cạn kiệt, hồ nước sinh hoạt không đủ tưới tiêu, tắm giặt và từ đó khí hậu thay đổi trở nên oi bức, từ đó thay đổi nếp sống vǎn hóa Tây Nguyên có từ ngàn xưa. Vào mùa mưa, những đập nước trở nên đầy ứ và có thể bị xã nước thoát không biết khi nào. Khi mực nước dâng cao chảy tràn xuống hạ lưu có thể mang theo chất bùn đỏ từ các hồ chứa bùn đỏ. Thực tế cho thấy trong suốt một trǎm nǎm người Tàu khai thác mỏ bô xít tại Tây Nguyên, số lượng chất bùn đỏ lên tới hàng tỷ mét khối. Nếu hình dung một phần ba diện tích Dak Nong khai thác đất đỏ chứa alumina tức là (651km2)/3= 217km2= (217.000.000)m2 thì chiều cao của chất bùn đỏ ít nhất 4,5m chiều cao chất bùn đỏ. Như vậy, nếu chất bùn đỏ chảy tràn vỡ ra ngoài, một diện tích 217km2 sẽ ngập sâu dưới ít nhất 4m bùn đỏ. Nhưng lượng bùn đỏ sẽ không dừng tại Dak Nong, nó sẽ chảy tràn xuống các tỉnh có cao độ thấp hơn và đổ xuống các sông Đồng Nai, sông Sài gòn xuống thành phố Sài gòn. Như vậy hơn 20 triệu người Việt Nam sẽ lãnh đủ tai hoạ này. Đó là chưa kể một hậu quả di hại không lường về các các cǎn bệnh độc hại kéo dài hàng trǎm nǎm sau không hết. Hình dung thảm hoạ bô xít như một trận đại hồng thủy tiêu diệt những 20 triệu người Việt Nam “tội lỗi” vẫn chưa đủ. Các dân tộc Tây Nguyên sống trong câm nín khi quyền con người của họ bị phỉnh gạt và lừa dối bởi những tên cán bộ cộng sản mang nhãn hiệu “đại biểu dân tộc ít người” nay đã chết trong oan khiên nghiệt ngã. Khi tình yêu trong trắng về quê hương xanh tươi và xinh đẹp của mình bị tắt nghẽn, khi nền vǎn hoá cồng chiêng biến mất, khi những ché rượu cần tan vỡ, những chiếc vòng kết hôn không còn trong sử sách, khi tiếng chày giã gạo dưới trǎng khuya không còn nữa, khi hình ảnh những người con gái miền sơn cước đáng yêu trở thành ký ức, khi những đàn voi biến mất cùng với tình yêu bản sắc dân tộc Tây Nguyên… thì người ta mới biết rằng nguyên nhân của một cuộc tàn sát và hủy diệt đến tận cùng của mọi loài vật đó chính là từ chất độc hại bùn đỏ bô xít Tây Nguyên. Tây nguyên từ đó trở thành sa mạc không có một sự sống thoi thóp vì mặt đất oằn lên, nhǎn nhúm, nứt nẻ với những tảng bùn đỏ đến tận chân trời. Nếu có ai sống sót bước đi trên vùng đất chết nầy của Tây Nguyên, người ấy không còn nghe một hơi thở của một sự tồn tại nào. Cây cối chung quanh đã chết, loài chim không còn nữa, những cánh hoa sim dại biến mất.
Kính thưa quý vị và các bạn,
Nói lên thảm kịch ấy không phải vẽ lên một chân dung dối trá và cường điệu tấn bi kịch bô xít, nhưng đấy chính là hình ảnh thật sự của một ngày tận thế của Tây nguyên mà người cộng sản rất sợ phổ biến sự thật.
Đó chính là thảm kịch của Tây Nguyên, nhưng chúng ta không ai có thể bó tay để cho cái chết đến mà không phản ứng vì sự sinh tồn của mình. Vì tình yêu về Tây Nguyên mộc mạc hiền hoà, vì tình yêu về một Tây Nguyên trong gian khổ nhưng trong trắng và thơm ngát những nụ hoa lài, của những rừng cà phê nặng trĩu hạt, người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại muốn gióng lên tiếng chuông cảnh báo, và gửi đi một lời kêu gọi đến các tổ chức nhân quyền, môi trường và các cơ quan chính trị quốc tế để họ có thể quan tâm hết sức đặc biệt và khẩn cấp về hiện trạng nguy khốn của Tây Nguyên khi vùng đất này bị cộng sản Việt Nam giao cho Trung cộng khai thác bô xít trong suốt 100 nǎm.
Các dân tộc Tây Nguyên thân mến, chúng tôi gửi lời thǎm hỏi các bạn và cầu nguyện Thượng đế ban phước lành bình an cho các bạn và hổ trợ tinh thần cho các bạn biết yêu thương nhau và sống hoà bình với những người Kinh chung quanh các bạn để cùng nhau chia xẽ những gian khổ, cay đắng và thiệt thòi mất mát do nạn khai thác bô xít tại Tây Nguyên gây ra cho các bạn. Chúng tôi nguyện cầu Tây nguyên sớm trở lại màu xanh, suối nguồn trở lại trong vắt ngọt ngào và các loài chim rừng cất lên tiếng hót ngọt lịm trong bầu trời Tây Nguyên đầy tình yêu và nắng ấm một ngày không xa.
Quan Điểm Việt Nam 2011