Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

Thủy điện xả lũ, thành phố Tuy Hòa sẽ ngập nặng

Cả 3 hồ thủy điện trên dòng sông Ba (Phú Yên) đồng loạt xả lũ hôm nay, cảnh báo nguy cơ ngập thành phố Tuy Hòa. Hồ Lòng Sông ở Bình Thuận cũng tăng cường xả lũ để giải tỏa lượng nước. http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA22635/
> Lũ Nam Trung bộ lên nhanh, vỡ một hồ chứa nước

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên sáng nay thông báo, trong hôm nay cả 3 hồ thủy điện trên dòng sông Ba lần lượt xả lũ. Như vậy, từ tối 2/11, thành phố Tuy Hòa sẽ bị bị ngập.
Khánh Hòa bị chia cắt bởi nước lũ
7h sáng nay, hồ thủy điện Sông Ba Hạ đã bắt đầu xả lũ với lưu lượng 2.500 m3 một giây và tăng dần lên từ 4.000 đến 5.000m3 một giây vào khoảng 19h. Trước đó, hồ thủy điện Sông Hinh đã xả lũ với lưu lượng 1.000m3 một giây. Riêng hồ thủy điện Krông H’Năng có mực nước đạt cao trình tối đa 255m, dự kiến sẽ xả lũ trong ngày.
Như vậy, cả 3 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ, đến 19h tối nay, thành phố Tuy Hòa sẽ đón dòng nước lũ có lưu lượng trên 6.000m3 một giây. Với lưu lượng này, chỉ sau vài giờ, Tuy Hòa sẽ trở thành biển nước.
Xã Đạ Quyn, Lâm Đồng, chìm trong biển nước. Nhà bị ngập, người dân
 phải leo lên tầng ngồi trông. Ảnh: Lưu Quỳnh
Xã Đạ Quyn, Lâm Đồng, chìm trong biển nước. Nhà bị ngập gần một nửa, người dân phải leo lên tầng ngồi trông. Ảnh: Lưu Quỳnh.
Vào đầu tháng 11/2009, hồ thủy điện Sông Ba Hạ chỉ xả lũ với lưu lượng 1.400 m3 một giây mà sau nửa ngày, thành phố Tuy Hòa bị ngập. Một ngày sau, khu vực này đạt đỉnh lũ lịch sử của năm 2003. Chính việc xả lũ ồ ạt của thủy điện vào cuối năm ngoái khiến nhiều nhà dân từ huyện Đông Hòa đến Tuy Hòa ngập nặng, thiệt hại lớn về tài sản lẫn tính mạng con người.
Dự báo, trong 3 ngày tới lượng mưa tại Phú Yên và các tỉnh Nam Trung bộ, Tây nguyên tiếp tục tăng. Do vậy, lưu lượng lũ đổ về các hồ thủy điện cũng sẽ tăng dần và lưu lượng xả lũ theo đó cũng tăng.
Người dân Phú Yên đang đối mặt với nguy cơ một trận lũ chưa từng có. “Để đối phó với việc xả lũ, chúng tôi đã chuẩn bị 16 thuyền máy sẵn sàng cơ động di dời dân ven sông Ba thuộc xã Hòa Thành”, ông Huỳnh Ngọc Sương, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết.
Ông Sương cho biết thêm, lãnh đạo các xã phối hợp với lực lượng thanh niên xung kích địa phương tổ chức trực 24/24h kể từ đêm 1/11, để đối phó với nước lũ.
Ninh Thuận cuồn cuộn nước dâng
Trong khi đó chiều hôm qua, em Lê Thị Thanh Thủy, học sinh lớp 8 Trường THCS Tây Sơn, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, bị lũ cuốn trôi mất tích trên đường đi học về. Đến sáng nay, các lực lượng cứu nạn cùng gia đình vẫn chưa tìm được thi thể em. Đây là nạn nhân thứ tư của Phú Yên trong đợt mưa lũ này.
Tại Bình Thuận, do mưa to trên diện rộng ở thượng nguồn nên Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh phải xả lũ để duy trì mực nước an toàn trong các lòng hồ Lòng Sông, Đá Bạc và Cà Giây lớn.
Từ sáng qua đến nay, hồ Lòng Sông phải tăng lưu lượng xả lũ qua tràn từ 130 đến 370 m3 một giây. Mức xả lũ cao nhất ở hồ Đá Bạc đến sáng nay là 97m3 một giây.
Mưa to, kết hợp với triều cường và xả lũ các hồ chứa, nên nhiều khu vực dân cư ở hạ du thuộc ba xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân và Phước Thể (huyện Tuy Phong) đã bị ngập nặng. Chính quyền địa phương phải tổ chức sơ tán hơn 60 hộ dân.
Người dân Khánh Hòa bơi thuyền trên phố giữa nước lũ. Ảnh: Nam 
Điền
Người dân Khánh Hòa bơi thuyền trên phố giữa nước lũ. Ảnh: Nam Điền.
Việc các hồ thủy điện ở vùng hạ lưu xả lũ đồng loạt được các cơ quan chức năng giải thích là do mưa lớn trên thượng nguồn khiến lượng nước tích về hồ quá cao. Nếu không xả sẽ nguy cơ vỡ hồ thủy điện. Trong khi đó, ở Lâm Đồng, mưa liên tục trong 4 ngày qua khiến nước suối Đà Quyn dâng cao bất thường. Lũ nhấn chìm hàng trăm ha cà phê, hoa màu đang chuẩn bị thu hoạch.
Suối Đà Quyn bắt nguồn từ xã Đạ Quyn, cung cấp nước cho thủy điện Đại Ninh, huyện Đức Trọng, kéo dài hơn 40 km chảy qua 4 xã Tà Hine, Đà Loan, Tà Năng, Đạ Quyn.
Nước nhấn chìm 4 cầu sắt, đập tràn của huyện Đức Trọng là Cầu treo, cầu Bản Cà (xã Tà Năng); cầu Bà chung (xã Đạ Quyn) và hai chiếc cầu gỗ khác. Cụ Nguyễn Viết Xe, ngụ tại thôn Đà Thuận, xã Đà Loan, bàng hoàng, đây là trận lũ lịch sử sau 27 năm, kể từ năm 1983.
Nước cô lập xã Đạ Quyn, Lâm Đồng
Sáng nay, theo ông Nguyễn Công Hiệp, Chủ tịch UBND xã Đà Loan, ước tính sơ bộ đã có 100 nhà dân dọc hai bên suối bị ngập, nước lũ cuốn trôi khoảng 50 con lợn nái giống, nhấn chìm 400 ha cà phê, nhiều diện tích chanh dây mất trắng. Với trận lũ lịch sử này, cà phê có thể giảm tới 80% sản lượng và niên vụ năm sau sẽ mất mùa vì rễ cây ngâm nước lâu ngày sẽ bị thối, “sức khỏe” suy giảm.
Xã Đạ Quyn sáng nay vẫn còn bị cô lập, một người chết do bị lũ cuốn trôi vào sáng 1/11.
Người dân Ninh Thuận đứng trên cầu sông Cái xem nước lũ cuồn cuộn 
dâng. Ảnh: Sơn Ninh
Người dân Ninh Thuận đứng trên cầu sông Cái xem nước lũ cuồn cuộn dâng. Ảnh: Sơn Ninh.
Theo người dân địa phương, nước lũ lên nhanh vào tối ngày 30/10, nhưng đến trưa cùng ngày thì rút. Bất ngờ cả 2 ngày sau mưa như trút nước xuống, lũ thượng nguồn đổ nhanh hơn về tràn dọc hai bên suối, nhấn chìm hàng trăm ha cà phê, chanh dây, ao cá đang sắp thu hoạch.
Trưa ngày 1/11, trên những chiếc bè tạm tự tạo, hàng trăm người dân địa phương đứng nhìn dòng nước lũ với khuôn mặt đầy tuyệt vọng. Lũ lên nhanh cuồn cuộn, tràn vào nhà. Nhiều người không kịp chuyển đồ ra khỏi nhà, chỉ kịp chạy thoát nhờ bè tạm của hàng xóm. Nước chia cắt cục bộ xã Đa Quyn, xã Đà Loan, hàng nghìn hộ dân bị cô lập. Người dân không thể qua đạp tràn tại thôn 9, Đà Loan, vì nước ngập sâu trên 1,5 m. Phương tiện di chuyển duy nhất là chiếc bè tạm, với giá 20.000 đồng một người. Một số trường phải cho học sinh nghỉ học.
Theo nhiều người dân địa phương, bình thường các năm trước nước lũ lên và rút trong một ngày. Tuy nhiên, những năm gần đây do nạn đào vàng trái phép, “vàng tặc” đã băm nát dòng suối, khiến lòng suối bị thu hẹp từ 12 mét có đoạn xuống còn 3 mét, tại các xã thượng nguồn Đà Quyn, Tà Năng, Đà Loan. Nước không thể chảy thành dòng gây ngập úng cục bộ.
Tại Bình Định, bộ đội biên phòng đã liên lạc được với 6 ngư dân trên tàu cá của ông Lê Văn Tiến và tàu của thuyền trưởng Nguyễn Hữu Quang cùng 9 ngư dân, mất tích mấy hôm trước. Hiện một tàu cá của ngư dân Bình Thuận đang đánh bắt gần đó đã tiếp cận và đang giúp sửa chữa tàu ông Tiến. Còn tàu của ông Quang bị hỏng máy nặng, chưa thể sửa chữa được nên chủ tàu đã liên lạc với các tàu đánh bắt gần đó nhờ kéo về đất liền.
Nhóm phóng viê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét