Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Bô Xít - Nhng Bước Phân Tích Hướng Đến Quan Đim Vit Nam 2011


1.      Dự án bô xít Tây Nguyên đã có từ nǎm 2001, nhưng đảng cộng sản Việt Nam không công khai trước quần chúng cho mãi đến nǎm 2008 dư luận biết đến cùng lúc sự hiện diện của hàng ngàn thợ Trung cộng tại Việt Nam. Thợ (người Tàu) đến Việt Nam có thể không cần chiếu khán nhập cảnh VN. Đường biên giới Việt –Trung hoàn toàn bỏ ngỏ.
2.      Quốc hội cộng sản Việt Nam là bù nhìn không do dân bầu lên; tuy nhiên quốc hội cộng sản Việt Nam cũng không có ý kiến về sự chấp thuận hay không dự án bô xít. Chỉ biết Nguyễn Tấn Dũng quyết định dự án bô xít phải được tiến hành không có gì thay đổi được bất chấp dư luận lên án, nhóm bô xít của Nguyễn Huệ Chi gửi Thư khuyến nghị, hoặc các tổ chức khoa học trong ngoài nước lên tiếng về tác hại bô xít về nhiều mặt cho Việt Nam.
3.      Không có đường vận chuyển alumina. Các phương tiện vận chuyển hoàn toàn chưa đi vào hoạt động hay đúng hơn không có khả nǎng vận chuyển khối lượng alumina ra cảng biển để tàu Trung cộng cập cảng chở về Tàu. Như vậy phải mất bao lâu mới thực hiện được đường sá vận chuyển. Kinh phí xây cầu đường này do ai trả và như vậy trong một thời gian lâu dài sự tốn kém lớn lao không có gì bù đắp.
4.      Nếu khai thác bô xít trên 2/3 diện tích Dak Nong (toàn diện tích Dak Nong 6,550Km2) thì số công nhân Trung quốc có thể lên tới nhiều vạn nhân công Tàu. Sự hiện diện của khối người Tàu này trãi dài suốt dãy Trường Sơn khi chúng đi trên các con đường từ Bắc Việt, qua biên giới Lào và đến Khê Sanh nơi bắt đầu của đường 14 xuống tận Bình Phước. Ngày nay không ai có thể biết được bao nhiêu người Tàu đã sống, sinh hoạt hoặc len lõi trên hang động, bạt ngàn núi rừng Việt Lào Kampuchea.
5.      Khai phá, san bằng vùng Nhân Cơ hiện nay có mặt bằng khoảng 240.000 m2 khoảng 24 ha, theo Nguyễn Tấn Dũng dự trù có 4 nhà máy khai thác bô xít tại Dak Nong, nhưng không có bất cứ kế hoạch nào để xử lý chất bùn nước. Có khả nǎng chất bùn đỏ sẽ được xả bừa bải trên thượng nguồn làm ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai và nguồn của sông Srepok và nhiều sông khác. Có khả nǎng chất bùn đỏ sẽ thẩm thấu vào các mạch suối ngầm và mùa mưa đến sẽ thấm vào trong mạch nước đổ xuống Bán Bình Nguyên Basalt như Bình Phước, Đồng Nai và xuống tận đồng bằng khu vực Sàigòn. Nếu xả chất bùn đỏ xuống các hồ thì như ta đã biết người M’Nong sống men sông suối hoặc gần với bờ hồ thì chắc chắn sẽ bị lây nhiễm bởi chất độc hại bô xít tác hại đến sức khoẻ và đời sống của họ. Đây là một hình thức diệt chủng dân tộc Tây Nguyên, phá hoại vǎn hoá cao đẹp của đại khối dân tộc Việt.
6.      Khai thác bô xít dẫn đến sự hủy hoại rừng gây nên ngập lụt, mưa lũ khu vực cư dân như trường hợp lũ lụt và các đập nước bị mở thoát nước nǎm 2009 tại Phú Yên do tác hại của nạn phá rừng. Tai hại hơn lần này, nước lụt sẽ mang theo chất bùn đỏ xuống vùng thấp sẽ gây tổn thất trầm trọng cho mùa màng và hoa màu. Sẽ giết chết thú quý hiếm hoặc xô đẩy chúng vào bước đường cùng trở nên hung hãn phá phách kiếm ǎn ở các vùng xa. Khi rừng bị phá hủy, khai thác bừa bãi có tính phá hoại tài sản quốc gia dân tộc và tạo nên các vùng đất chết, các dân tộc thiểu số sẽ mất đi di sản vǎn hoá dựa vào du canh và đốt rừng làm rẫy hoặc trồng trà cà phê và tạo nên các hoàn cảnh bất công, oan ức, hoặc nổi dậy bạo loạn. Môi trường và sinh thái Tây Nguyên bị ảnh hưởng trầm trọng dẫn đến khí hậu Việt Nam sẽ thay đổi, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống các dân tộc thiểu số. Đây là sự vi phạm quyền làm người trầm trọng nhất bởi vì khai thác bô xít ngay chính trên phần đất của tổ tiên người M’Nong mà họ không có quyền lên tiếng.
7.      Mặc dù lớp bô xít trên mặt, nhưng dưới đất sâu Tây Nguyên có nhiều mỏ khoáng khác. Cộng sản Việt Nam không có bất cứ một cơ chế nào để kiểm soát chặt chẽ sự điều hành, phân lô đất và xử lý nước thải độc hại cũng như kiểm soát tài nguyên quốc gia trên mặt đất hoặc dưới lòng đất. Phải chǎng cộng sản Việt Nam mở rộng sự tự do cho Tàu khai thác đất nước Việt Nam coi như một phần lãnh thổ của Trung cộng qua danh xưng của dự án bô xít? Sự kiện này chứng tỏ rằng mặc dù chúng phản đối lấy lệ, luôn trấn an dân chúng Việt Nam rằng Hoàng Sa là của Việt Nam, nhưng thực chất chúng đã dã tâm dâng quần đảo Hoàng Sa cho giặc Tàu bởi vì hồ sơ đệ trình Liên Hiệp Quốc ngày 13/05/2009 cộng sản Việt Nam không xác định bản đồ thềm lục địa mở rộng (giới hạn ngoài) 350 hải lý cho vùng quần đảo Hoàng Sa.
8.      Cộng sản Việt Nam không có những cơ chế luật pháp để kiểm tra quy định sự đi lại các công nhân Tàu, hướng dẫn dân chúng Việt Nam khi sinh hoạt tiếp xúc, bảo vệ vǎn hoá đạo đức, thuần phong mỹ tục trước vấn nạn xâm chiếm dần mòn đất nước vǎn hoá con người do chính cộng sản Việt Nam gây ra. Người Tàu đến với đất nước chúng ta không phải với một dụng ý tốt lành từ ngàn xưa ngoại trừ khi người Tàu (Minh hương) tỵ nạn được Chúa Nguyễn cho vào trú ẩn tại Hà Tiên. Cộng sản VN dấu diếm sự thật với đồng bào, chắc chắn có sự thông đồng với ngoại bang, bán biển, bán đất, bán rừng và bán cả thân phận con người phụ nữ Việt Nam từ trẻ dưới thành niên đến già, một mặt chúng ra tay đàn áp các tiếng nói vì tự do dân chủ vì dân oan khiếu kiện, vì tự do tín ngưỡng như vụ đàn áp người M’Nong nǎm 2004 khiến chúng phải đóng cửa Tây Nguyên không cho ký giả báo chí vào lấy tin tìm hiểu. Sự đàn áp người M’Nong nǎm 2004 chứng tỏ sự đàn áp càng khốc liệt đối với các dân tộc thiểu số là chừng nào. Như vậy đảng cộng sản Việt Nam và guồng máy công an chính là tay sai đắc lực của bọn Tàu cộng. Rồi đây các thợ Tàu sẽ sống thành làng mạc, thành phố tự trị và cứ như vậy 20, 30, 50 nǎm hay lâu hơn bởi vì theo với “dự án bô xít” kéo dài vô hạn định và vì dự án khai thác bô xít này không có giới hạn của nó.
9.      Tây Nguyên chính là trái tim của ba nước Đông Dương. Khống chế Tây Nguyên là khống chế Đông Dương khi đó những con đường hàng hải mang lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ như Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nêu rõ tại Diễn đàn Mở Rộng ASEAN ngày 23/7/2010 có thể sẽ bị đe doạ. Nǎm 1973 sau khi ký Hiệp định Paris thì Mỹ chính thức rút quân khỏi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Lợi dụng sự ra đi này của Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 1 nǎm 1974 Hải quân Trung cộng với một nhúm chiến hạm thô sơ đã tấn công hải quân VNCH để chiếm Hoàng Sa, nhưng Hoa Kỳ đã phủi tay khỏi Việt Nam thì sự xâm lược Hoàng Sa khi ấy mặc dù bằng võ lực do Hải quân Trung cộng tấn công Hải quân VNCH cũng không được Mỹ quan tâm. Người Mỹ dân chủ khi hiện diện trên biển Đông đã từng hổ trợ VNCH bảo vệ Hoàng Sa của VN thì mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền VNCH trên Hoàng Sa; do đó, việc Hải quân Trung cộng tấn công Hải quân VNCH để chiếm Hoàng Sa không thể coi đó là một sự tranh chấp đã có sẳn từ trước. Điều này được minh chứng là Hải quân Hoa Kỳ xử dụng toàn lực trên biển Đông nhưng chưa từng Trung cộng lên tiếng. Việc Hoa Kỳ không can thiệp vào trận đánh Hoàng Sa ngày 17 tháng 1, 1974 không có nghĩa Hoa Kỳ nhìn nhận chủ quyền của Trung cộng trên Hoàng Sa và vì Hoa Kỳ đã rút quân khỏi VNCH Hoa Kỳ không còn cơ hội can thiệp vào bất cứ cơ hội cǎng thẳng nào trên biển Đông. Như vậy, nếu Hoa Kỳ có sự liên hệ và quyền lợi thiết thực trên đất liền của ba nước Đông Dương mới dẫn tới quyền lợi các tuyến hàng hải biển Đông. Ngược lại nếu Việt Nam hoặc ba nước Đông Dương nằm dưới sự thống trị của Trung cộng, Hoa kỳ không thể có lý do vững vàng để biện minh các tuyến hàng hải biển Đông có lợi ích quốc gia của mình. Nói một cách dễ hiểu, Hoa Kỳ gọi là “những tuyến hàng hải mang lợi ích quốc gia Hoa Kỳ,” nhưng Hoa Kỳ chỉ là những hành khách trên những con tàu chạy tự do trên các tuyến đường hàng hải bình thường theo luật quốc tế hàng hải như các hải trình khác trên trái đất mà thôi. Phải chǎng đây chính là điều khiến Thông cáo chung Hoa Kỳ và các lãnh tụ ASEAN ngày 24 tháng 9, 2010 tại New York (chứ không phải Washington) trở nên dịu giọng? Phải chǎng nó cho thấy một chính sách thất bại của Hoa Kỳ khi bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà trước đây nǎm 1975 khi mà toàn diện biển Đông hoàn toàn im tỉnh nằm dưới toàn quyền lực của Hải Không quân Hoa Kỳ hùng mạnh? Phải chǎng đó là sự thức tỉnh của Hoa Kỳ khi chiến hạm Cheonan thuộc Hải quân Nam Hàn bị tàu ngầm Bắc Hàn bắn chìm đêm 26 tháng 3, 2010 trong vùng biển Nam Hàn giáp giới đường phân ranh đình chiến giữa hai phần đất vì nó trực tiếp thách thức quyền lực Hải quân và quân lực Hoa Kỳ hiện trú đóng trên Nam Hàn? Phải chǎng nó thách thức đến sự tồn tại của một đồng minh Hoa Kỳ là “hàng không mẫu hạm không thể chìm” Nhật Bản?
      Cuộc họp thượng đỉnh giữa các nguyên thủ quốc phòng các quốc gia thuộc ASEAN
      (ADMM+) cùng với nhiều quốc gia mở rộng khác tại Hà Nội vào cuối tháng 10 2010 sẽ 
      mở hé cánh cửa quan trọng nhất cho Quan Điểm Việt Nam 2011.

       Quan Điểm Việt Nam 2011
Hãy đón xem loạt bài Bô Xít hướng đến Quan Điểm Việt Nam 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét